Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên

Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

thu ky nghiep vu thua phat lai phai co trinh do trung cap luat tro len, nghi dinh 135/2013/NĐ-CP

Hình minh họa (nguồn internet)

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 15 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên Văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 6, Điều 10 của Nghị định 61 và phải có trình độ từ trung cấp luật trở lên.

Đây cũng là một bộ phận nhân sự trong tổ chức văn phòng Thừa phát lại, ngoài ra còn có:

- Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.

- Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại văn phòng Thừa phát lại 

- Nhân viên kế toán;

- Nhân viên hành chính khác (nếu có).

Nghị định 61 quy định Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy và do Bộ Công an quy định.

Nghị định 135/2013/NĐ-CP cũng quy định chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện như sau:

- Định kỳ quý và hàng năm, Văn phòng Thừa phát lại báo cáo Sở Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của mình.

Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.

Ngoài báo cáo định kỳ, Văn phòng Thừa phát lại báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Sở Tư pháp và Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp; Sở Tư pháp thực hiện các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại địa phương.

- Ngoài báo cáo về tổ chức và hoạt động quy định tại điểm a khoản 6 của Điều này, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc báo cáo để phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, giám sát, quản lý tài chính, thuế theo quy định của pháp luật.

- Bộ Tư pháp quy định sổ sách, biểu mẫu nghiệp vụ, chế độ thông tin, báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại.

Xem thêm các quy định khác tại Nghị định 135/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 05/12/2013.

Thu Ba

470 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;