Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác hồ sơ quản lý TGTG

Đây là vấn đề được đề cập tại Thông tư 23/2018/TT-BQP về quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong Quân đội được ban hành ngày 08/3/2018. Vậy cụ thể, trong việc khai thác hồ sơ quản lý TGTG, tổ chức, cá nhân có những trách nhiệm gì?

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 23/2018/TT-BQP, trong việc khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam, tổ chức có những trách nhiệm cụ thể như sau:

* Tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác tài liệu trong hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phải xuất trình:

  • Giấy giới thiệu hoặc công văn đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu là cá nhân). Nội dung giấy giới thiệu, đơn đề nghị gồm:
    • Họ tên, cấp bậc, chức vụ (nếu có), nơi công tác của người được giới thiệu, nơi ở của người có đơn đề nghị;
    • Mục đích yêu cầu khai thác tài liệu có trong hồ sơ tạm giữ, tạm giam; trường hợp có nhu cầu sao, chụp lại tài liệu thì phải nêu rõ tài liệu đề nghị được sao chụp.
  • Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân, chứng minh lực lượng vũ trang, thẻ hoặc giấy chứng nhận của ngành Điều tra, kiểm sát, tòa án khi thực hiện nhiệm vụ;
  • Văn bản đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án cho khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam khi vụ án đang giai đoạn Điều tra, truy tố, xét xử.

* Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong khai thác tài liệu, hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam:

  • Thực hiện theo thủ tục, hướng dẫn của cán bộ cơ quan, đơn vị quản lý hồ sơ để được đọc, sao, chụp tài liệu theo quy định của Thông tư này;
  • Giữ gìn bí mật hồ sơ, tài liệu;
  • Chấp hành quy định của cơ quan, đơn vị quản lý hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam trong quá trình khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam;
  • Người khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam chỉ được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu sau khi đã đăng ký và được Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam phê duyệt. Việc đọc, sao, chụp hồ sơ tài liệu phải được phản ánh, ký nhận ở sổ theo dõi.

* Trách nhiệm cán bộ giám sát việc khai thác hồ sơ:

  • Phải trực tiếp giám sát quá trình khai thác hồ sơ, tài liệu của người khai thác hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam;
  • Giao, nhận lại đầy đủ, nguyên vẹn hồ sơ, tài liệu;
  • Trực tiếp sao chụp, giao tài liệu sao cho tổ chức, cá nhân có đề nghị;
  • Không để người khai thác tài liệu thực hiện những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-BQP, trường hợp phát hiện vi phạm thì dừng ngay việc khai thác hồ sơ, đồng thời lập biên bản và báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ sở quản lý hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam.

Xem thêm các nội dung tại: Thông tư 23/2018/TT-BQP có hiệu lực ngày 27/4/2018. 

406 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;