Gợi ý 2 cách để người lao động vẫn được hưởng BHYT sau khi nghỉ việc

Chế độ hưởng BHXH, BHYT là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động khi làm việc cho doanh nghiệp. Vậy sau khi nghỉ việc, người lao động có thể làm gì để vẫn được hưởng BHYT?

hưởng BHYT, Luật Việc làm 2013

Gợi ý 2 cách để người lao động vẫn được hưởng BHYT sau khi nghỉ việc (Ảnh minh họa)

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi doanh nghiệp báo giảm người tham gia BHYT tại đơn vị mình thì thẻ BHYT của người lao động nghỉ việc sẽ không còn giá trị sử dụng. Theo đó, khi đã nghỉ việc ở công ty, người lao động sẽ không được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh.

Tuy nhiên, người lao động có thể lựa chọn một trong 02 cách sau để vẫn được hưởng BHYT:

Cách 1: Tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người có tên trong sổ hộ khẩu và sổ tạm trú không thuộc các nhóm đối tượng sau được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:

  • Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

  • Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng;

  • Nhóm do ngân sách nhà nước đóng;

  • Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng;

  • Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

(các nhóm đối tượng trên được liệt kê tại Điều 1, 2, 3, 4, 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

Mức đóng để hưởng BHYT theo hộ gia đình thực hiện như sau:

  • Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện hành theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1.490.000 đồng/tháng);

  • Người thứ hai bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

  • Người thứ ba bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

  • Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Cách 2: Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 51 Luật Việc làm 2013, người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp xem tại đây.

Theo đó, người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng BHYT do tổ chức BHXH đóng. Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. Khi hết khoảng thời gian này người lao động có thể lựa chọn tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình để tiếp tục được hưởng BHYT.

Thùy Trâm

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1455 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;