Một số điểm mới cơ bản về cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân theo quy định mới của pháp luật

Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2014, có hiệu lực thi hành từ 01/6/2015. Nhằm chi tiết hóa một số điều trong Hiến pháp năm 2013 và là bước phát triển mới phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 có một số điểm mới sau đây:

Một là, về hệ thống tổ chức Tòa án:

Theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 gồm:

1. Tòa án nhân dân tối cao.

2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

4. Tòa án quân sự.

Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, hệ thống tổ chức Tòa án ở nước ta gồm:

1. Tòa án nhân dân tối cao.

2. Tòa án nhân dân cấp cao.

3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

5. Tòa án quân sự.

Như vậy, theo Luật mới thì thành lập thêm Tòa án nhân dân cấp cao trong hệ thống tổ chức Tòa án ở nước ta kèm theo là sự điều chỉnh rất nhiều về quyền hạn, nhiệm vụ của các Tòa án.

Hai là, về quyền hạn, nhiệm vụ:

Theo luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 thì Tòa án nhân dân tối cao, có Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án quân sự trung ương, Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao (Trong trường hợp cần thiết Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao) và bộ máy giúp việc. Theo Luật mới thì trong Tòa án nhân dân tối cao không thành lập các Tòa phúc thẩm và các Tòa chuyên trách; Tòa án quân sự trung ương cũng không nằm trong Tòa án nhân dân tối cao. Một phần thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao trước đây nay sẽ chuyển giao cho Tòa án nhân dân cấp cao (ví dụ tiến hành phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm). Theo Hiến pháp năm 2013, thẩm phán các Tòa án đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, nhiễm nhiệm, cách chức. Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Ba là, về cơ cấu tổ chức:

Theo Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014:

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:

+ Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

+ Bộ máy giúp việc;

+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Với cơ cấu tổ chức như vậy, Tòa án nhân dân tối cao theo qui định của Luật mới không có quyền hạn, nhiệm vụ xét xử phúc thẩm và phạm vi xét xử cũng hẹp hơn trước đây, mà tập trung vào việc tổng kết kinh nghiệm xét xử và một số việc khác theo qui định của pháp luật.

- Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:

+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

+ Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên; Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

+ Bộ máy giúp việc.

+ Luật mới  qui định một Tòa chuyên trách rất đặc biệt – đó là Tòa gia đình và người chưa thành niên (Tòa này được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp cao).

- Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân tỉnh, TP trực thuộc trung ương gồm:

+  Ủy ban Thẩm phán;

+ Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên; Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

+ Bộ máy giúp việc;

Điểm mới về cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân tỉnh, TP trực thuộc trung ương là thành lập thêm tòa gia đình và người chưa thành niên, tòa xử lý hành chính. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.

- Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân cấp huyện

Tòa án nhân dân cấp huyện có Bộ máy giúp việc, có thể thành lập tòa  gia đình và người chưa thành niên, tòa xử lý hành chính (đây là điểm hoàn toàn mới so với Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002).

Theo Luật mới trong Tòa án có thêm chức danh đó là Thẩm tra viên (Thẩm tra viên là chức danh mới trong Tòa án. Trên đây là một số điểm mới về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân theo qui định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân được thông qua ngày 24/11/2014.

Nguồn: truongchinhtrils.vn

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2515 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;