Quan hệ BHXH Việt Nam với cơ quan, tổ chức địa phương thực hiện BHXH

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 89/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ban hành ngày 04/8/2020.

cơ quan, tổ chức địa phương thực hiện BHXH, Nghị định 89/2020/NĐ-CP

Quan hệ BHXH Việt Nam với cơ quan, tổ chức địa phương thực hiện BHXH - Ảnh minh họa

Theo đó, tại Điều 9 Nghị định 89/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm và mối quan hệ của BHXH Việt Nam với các cấp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế như sau:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, với các bên tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi có yêu cầu; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm gia tăng đối tượng tham gia và bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế .

4. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và cơ quan nhà nước khác trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên cơ sở kế hoạch đặt ra.

5. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các cơ quan, tổ chức ở địa phương xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; trong trường hợp cần thiết báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện biện pháp cần thiết để xử lý vấn đề trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người lao động.

6. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

7. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

8. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

9. Báo cáo định kỳ hàng quý, 06 tháng, một năm và báo cáo đột xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tình hình trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Chi tiết nội dung xem tại Nghị định 89/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 20/9/2020.          

Lê Vy

928 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;