Trách nhiệm TAND trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Ngày 16/06/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021. Theo đó, Luật này quy định cụ thể trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Trách nhiệm TAND trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020

Trách nhiệm TAND trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Điều 7 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết trách nhiệm của Tòa án nhân dân (TAND) tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, chi tiết như sau:

1. Trách nhiệm của TAND tối cao

  • Tổ chức, quản lý hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định.

  • Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại.

  • Quy định trình tự, thủ tục cấp, thu hồi và việc sử dụng thẻ Hòa giải viên.

  • Phối hợp với Chính phủ trong việc trình Quốc hội quyết định kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

  • Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

  • Kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động hòa giải, đối thoại.

  • Giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của TAND cấp tỉnh.

  • Báo cáo Quốc hội về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong báo cáo công tác hằng năm.

  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

2. Trách nhiệm của TAND cấp tỉnh

  • Tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định.

  • Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, xóa tên Hòa giải viên.

  • Cấp, thu hồi thẻ Hòa giải viên.

  • Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; khen thưởng, xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên.

  • Chỉ định, hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại; đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Hòa giải viên của TAND cấp tỉnh.

  • Bố trí địa điểm, trang thiết bị và điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

  • Giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Chánh án TAND cấp tỉnh về việc buộc thôi làm Hòa giải viên.

  • Báo cáo về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Chánh án TAND tối cao.

  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

3. Trách nhiệm của TAND cấp huyện

  • Tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định.

  • Đề nghị TAND cấp tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hòa giải viên.

  • Chỉ định, hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại; đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Hòa giải viên.

  • Hỗ trợ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đề xuất khen thưởng, đề nghị xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên của TAND cấp huyện.

  • Bố trí địa điểm, trang thiết bị và điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

  • Báo cáo về hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Chánh án TAND tối cao.

  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

Chi tiết xem tại Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, có hiệu lực ngày 01/01/2021.

Ty Na

378 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;