Từ 01/9/2020, Chính phủ tăng mạnh mức phạt đối với hành vi tổ chức tảo hôn

Đây là nội dung đáng chú ý được quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Từ 01/9/2020, Chính phủ tăng mạnh mức phạt đối với hành vi tổ chức tảo hôn, Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Từ 01/9/2020, Chính phủ tăng mạnh mức phạt đối với hành vi tổ chức tảo hôn (Hình minh họa)

Theo Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”

Về độ tuổi được phép kết hôn được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”

Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nghiêm cấm hành vi tảo hôn. Vậy những cặp nam nữ khi kết hôn mà một trong hai người hoặc cả hai đều chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định, cụ thể nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi đều thuộc vào hành vi tảo hôn và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, và mức xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn hiện nay đang xử phạt với mức phạt theo Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, cụ thể:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.”

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/9/2020 là ngày có hiệu lực của Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn đã tăng lên, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Vấn đề tảo hôn hiện hay mặc dù đã giảm đáng kể so với các năm về trước, nhưng tình trạng này vẫn còn xảy ra, gây ra những hậu quả mang tính tàn phá, dẫn đến đói nghèo lâu dài, rủi ro về sức khỏe liên quan đến việc mang thai sớm, các cô dâu trong những trường hợp tảo hôn cũng thường là nạn nhân của bạo hành gia đình. Theo đó, việc tảo hôn ngoài ảnh hưởng xấu đến mặt cuộc sống thì hậu quả pháp lý mà nó gây ra cũng rất nghiêm trọng.

Xem thêm các mức phạt khác tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 01/9/2020, thay thế Nghị định 110/2013/NĐ-CP và Nghị định 67/2015/NĐ-CP.

Lê Hải

3325 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;