Khi nào được quyền hủy bỏ Hợp đồng mua bán đã ký kết?

Công ty tôi có ký kết hợp đồng mua bán sắt thép với công ty A. Theo thỏa thuận hợp đồng, công ty tôi sẽ thanh toán trước 70% giá trị hợp đồng và yêu cầu công ty A giao hàng trước ngày 30/06/2020. Tuy nhiên, cho đến ngày 20/07/2020 công ty A vẫn chưa giao hàng. Trong trường hợp này, công ty tôi có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu công ty bồi thường thiêt hại hay không?

Khi nào được quyền hủy bỏ Hợp đồng mua bán đã ký kết

Khi nào được quyền hủy bỏ Hợp đồng mua bán đã ký kết? (Ảnh minh hoạ)

Về vấn đề này Ban biên tập THƯ KÝ LUẬT xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 312 Luật thương mại 2005 thì: Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Các trường hợp được hủy bỏ hợp đồng

Căn cứ khoản 4 Điều 312 Luật thương mại 2005, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

  • Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng

Điều 314 Luật thương mại 2005 quy định hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng như sau:

  • Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết,

  • Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

  • Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng;

  • Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; Trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

  • Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005 quy định Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

  • Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

  • Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên công ty A có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng là không giao hàng đúng thời hạn hợp đồng và đã chậm trễ 20 ngày. Vì vậy, Công ty bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng với Công ty A và yêu cầu công ty A bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu Công ty A thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng đã nêu trên thì Công ty A sẽ không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
3152 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;