04 hình thức xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP từ 2021

Ngày 18/06/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) 2020 có hiệu lực ngày 01/01/2021. Theo đó, Luật này quy định các hình thức xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP.

04 hình thức xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP từ 2021, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) 2020

04 hình thức xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP từ 2021 (Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo Điều 98 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) 2020 thì vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP sẽ được xử lý như sau:

  1. Cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm 12 hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP quy định tại Điều 10 của Luật này.

  2. Hủy thầu, đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc tuyên bố vô hiệu đối với các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

  3. Chấm dứt, đình chỉ hợp đồng khi phát hiện có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

  4. Ngoài các hình thức xử lý vi phạm quy định trên, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 34 Luật này quy định việc hủy thầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Tất cả hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;

  • Thay đổi mục tiêu, quy mô đã ghi trong hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;

  • Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không tuân thủ theo quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà đầu tư được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện dự án;

  • Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư không tuân thủ quy định của Luật này hoặc quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến hạn chế cạnh tranh giữa các nhà đầu tư;

  • Có bằng chứng về việc đưa, nhận, môi giới hối lộ, thông thầu, gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà đầu tư.

Chi tiết xem thêm tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021.

Ty Na

425 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;