04 yêu cầu của Đoàn thanh tra địa điểm nhà máy điện hạt nhân

Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Thông tư 20/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục kiểm tra, quy trình và thủ tục thanh tra an toàn hạt nhân trong quá trình khảo sát, đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân.

Theo đó, Điều 8 Thông tư 20/2013/TT-BKHCN quy định đoàn thanh tra an toàn hạt nhân khi thực hiện thanh tra an toàn bức xạ và hạt nhân đối với hoạt động khảo sát, đánh giá, thu thập số liệu trong quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ cho Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân đối với dự án nhà máy điện hạt nhân đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

yeu cau cua doan thanh tra nha may dien hat nhan, Thong tu 20/2013/TT-BKHCN

Hình minh họa (nguồn internet)

Thứ nhất: Hoạt động của đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Nghị định 86/2011/NĐ-CP, Nghị định 07/2012/NĐ-CP.

Thứ hai: Trưởng đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 53 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra được sử dụng con dấu của cơ quan chủ trì tiến hành thanh tra khi ban hành những văn bản để áp dụng các biện pháp thực hiện quyền thanh tra.

Thứ ba: thành viên đoàn thanh tra phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và yêu cầu sau:

  • Thành viên đoàn thanh tra có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 54 của Luật Thanh tra; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng đoàn thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra được giao;

  • Thành viên đoàn thanh tra phải có kiến thức chuyên môn phù hợp, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khi thực hiện nội dung thanh tra phải tiến hành lấy mẫu, đo kiểm tra đánh giá thực tế, thành phần đoàn thanh tra phải có người có kiến thức về lấy mẫu, có kỹ năng sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật;

  • Thành viên đoàn thanh tra khi vắng mặt phải có ý kiến đề nghị bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan cử người tham gia đoàn thanh tra, trừ khi do phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn. Trường hợp thành viên đoàn thanh tra vắng mặt, buổi làm việc giữa đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra vẫn được tiến hành nhưng phải bảo đảm có mặt ít nhất hai thành viên trong đoàn thanh tra.

Thứ tư: Trường hợp sử dụng tư vấn phục vụ hoạt động thanh tra, tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn cho đoàn thanh tra được phép có mặt trong các buổi làm việc của đoàn thanh tra theo yêu cầu của Trưởng đoàn, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.

Xem chi tiết tại Thông tư 20/2013/TT-BKHCN có hiệu lực từ 21/10/2013.

Thu Ba

276 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;