05 yêu cầu chức năng của phần mềm ký số, kiểm tra chữ ký số

Ngày 07/9/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 22/2020/TT-BTTTT quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số.

06 yêu cầu chức năng của phần mềm ký số, kiểm tra chữ ký số,Thông tư 22/2020/TT-BTTTT

05 yêu cầu chức năng của phần mềm ký số, kiểm tra chữ ký số (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 5 Thông tư 22/2020/TT-BTTTT quy định yêu cầu chức năng phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số cụ thể như sau:

Thứ nhất, chức năng ký số:

  • Trường hợp người ký số trên thông điệp dữ liệu là cá nhân, cho phép người ký số sử dụng khóa bí mật cá nhân để thực hiện việc ký số vào thông điệp dữ liệu;

  • Trường hợp người ký số trên thông điệp dữ liệu là tổ chức, cho phép người ký số sử dụng khóa bí mật tổ chức để thực hiện việc ký số vào thông điệp dữ liệu.

Thứ hai, chức năng kiểm tra hiệu lực của chứng thư số:

- Cho phép việc kiểm tra chứng thư số của người ký số trên thông điệp dữ liệu phải kiểm tra theo đường dẫn tin tưởng trên chứng thư số và phải thực hiện đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

- Nội dung kiểm tra hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký số:

  • Thời gian có hiệu lực của chứng thư số;

  • Trạng thái chứng thư số qua danh sách chứng thư số thu hồi (CRL) được công bố tại thời điểm ký số hoặc bằng phương pháp kiểm tra trạng thái chứng thư số trực tuyến (OCSP) ở chế độ trực tuyến trong trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có cung cấp dịch vụ OCSP;

  • Thuật toán mật mã trên chứng thư số;

  • Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.

- Hiệu lực của chứng thư số khi đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:

  • Thời gian trên chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số;

  • Các thuật toán mật mã trên chứng thư số tuân thủ theo quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực;

  • Trạng thái của chứng thư số còn hoạt động tại thời điểm ký số;

  • Chứng thư số được sử dụng đúng mục đích, phạm vi sử dụng.

Thứ ba, chức năng lưu trữ và hủy bỏ các thông tin sau kèm theo thông điệp dữ liệu ký số:

  • Chứng thư số tương ứng với khóa bí mật mà người ký số sử dụng để ký thông điệp dữ liệu tại thời điểm ký số;

  • Danh sách chứng thư số thu hồi tại thời điểm ký của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số để ký số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu đi;

  • Quy chế chứng thực của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số đã cấp chứng thư số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu đi;

  • Kết quả kiểm tra trạng thái chứng thư số tương ứng với chữ ký số trên thông điệp dữ liệu được gửi đến.

Thứ tư, chức năng thay đổi (thêm, bớt) chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Thứ năm, chức năng thông báo (bằng chữ/bằng ký hiệu) cho người ký số biết việc ký số vào thông điệp dữ liệu thành công hay không thành công.

 Chi tiết xem thêm quy định tại Thông tư 22/2020/TT-BTTTT, có hiệu lực từ 01/11/2020.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

875 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;