Ai có thẩm quyền lập kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên

Đây là nội dung đáng chú ý được ban hành tại Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 ban hành ngày 01/7/2020.

Theo đó, tại Điều 8 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định các cá nhân, tổ chức sau đây có thẩm quyền lập kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên lực lượng dự bị động viên năm 2020:

tham quyen lap ke hoach xay dung luc luong du bi dong vien, Luat luc luong du bi dong vien 2019

Hình minh họa (nguồn internet)

  • Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

  • Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương.

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền lập kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị Quân đội nhân dân.

Bên cạnh đó, Luật mới này nêu rõ nội dung kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên, cụ thể:

Thứ nhất, nội dung kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm:

  • Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên;

  • Quản lý đơn vị dự bị động viên;

  • Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị;

  • Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

  • Công tác đảng, công tác chính trị;

  • Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.

Thứ hai, nội dung kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

  • Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;

  • Tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

  • Công tác đảng, công tác chính trị;

  • Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính;

  • Chỉ huy, điều hành việc huy động lực lượng dự bị động viên;

  • Bảo vệ trong quá trình tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

Thứ ba, nội dung kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên bao gồm:

  • Quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;

  • Tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

  • Công tác đảng, công tác chính trị;

  • Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.

Xem thêm các quy định khác tại Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020.

Thu Ba

1178 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;