Bồi thường chi phí đào tạo

Xin chào Thư Ký Luật, xin cho tôi hỏi về việc bồi thường chi phí đào tạo. Cần lưu ý điểm gì khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mong nhận được sự hỗ trợ từ Thư Ký Luật.

Thư Ký Luật xin giải đáp thắc mắc của Anh/Chị như sau:

Theo quy định của pháp luật lao động, hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) là một trong các nghĩa vụ của người lao động (NLĐ) khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật​

...

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

Thông thường thì trong quá trình làm việc, NSDLĐ nhận thấy năng lực của NLĐ có thể tiến xa hơn sẽ ra quyết định cử họ đi "học tập". Lúc này, Lúc này, hai bên phải ký kết hợp động đào tạo nghề nếu hoạt động đào tạo đó sử dụng kinh phí của NSDLĐ, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho NSDLĐ. Và nội dung chủ yếu của hợp đồng này lúc nào cũng có điều khoản về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

...

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
...
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
...

Chi phí này phải dựa trên cơ sở hợp lý, rõ ràng. Cụ thể, nó bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Thực tế cho thấy, NSDLĐ nên thỏa thuận thời hạn làm việc của NLĐ sau đào tạo sao cho phù hợp với hợp đồng lao động để tránh thiệt hại. Bởi NSDLĐ thường là người có khả năng gánh chịu rủi ro cao hơn. Bởi nếu được người lao động bồi thường chi phí đào tạo đi chăng nữa thì dù không thiệt hại về tiền của cũng thiệt hại về thời gian, trễ nãi công việc của NSDLĐ. 

Ví dụ: Hợp đồng lao động của NLĐ A là hợp đồng có thời hạn 02 năm. Trong quá trình làm việc, A được cử đi học tập và cam kết sẽ làm việc 03 năm sau thời gian đào tào cho công ty. Nhưng 01 năm sau đào tạo, hợp đồng lao động hết hạn và A không muốn tiếp tục ký kết hợp đồng lao động nữa, thì trong trường hợp này NSDLĐ không thể đòi tiền bồi thường chi phí đào tạo được.

Những nội dung trên được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động 2012.

1903 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;