Các biện pháp giám sát phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân

Đây là nội dung đáng chú ý tại T hông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân, ban hành ngày 28/12/2012.

giám sát phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân, Thông tư 30/2012/TT-BKHCN

Các biện pháp giám sát phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 68 Thông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định: "Nhà máy điện hạt nhân phải có thiết bị giám sát phóng xạ khi vận hành bình thường và khi có sự cố trong thiết kế. Trong trường hợp có thể được thì thiết kế, lắp đặt thiết bị giám sát phóng xạ hoạt động khi có sự cố ngoài thiết kế. Có thiết bị đo suất liều cố định để đo suất liều phóng xạ cục bộ tại các vị trí trong nhà máy điện hạt nhân mà nhân viên thường xuyên đi lại và tại nơi có thay đổi mức phóng xạ trong các trạng thái vận hành cho phép nhân viên tiếp cận trong khoảng thời gian quy định."

Trong đó, đối với thiết bị đo suất liều cố định phải có các tính năng sau đây:

  • Hiển thị mức phóng xạ tại các vị trí cần thiết trong nhà máy điện hạt nhân khi xảy ra sự cố;

  • Cung cấp đầy đủ thông tin tại phòng điều khiển và các vị trí điều khiển để nhân viên có thể thực hiện các hành động can thiệp khi cần thiết.

Về thiết bị giám sát phóng xạ cố định phải đo được hoạt độ phóng xạ trong không khí ở khu vực mà nhân viên thường xuyên làm việc và ở những nơi có mức độ phóng xạ cần biện pháp bảo vệ. Khi phát hiện nồng độ nhân phóng xạ cao, phải có hiển thị tại phòng điều khiển và tại các vị trí cần thiết khác. Lắp đặt thiết bị giám sát phóng xạ tại khu vực có khả năng nhiễm bẩn phóng xạ do sai hỏng thiết bị hoặc khi xảy ra trường hợp bất thường khác.

Ngoài ra, nhà máy điện hạt nhân còn phải có thiết bị cố định và phòng thí nghiệm để xác định kịp thời nồng độ phóng xạ trong hệ thống xử lý chất lỏng, trong mẫu khí và lỏng lấy từ các hệ thống của NMĐHN hoặc từ môi trường ở các trạng thái vận hành và khi có sự cố. Có thiết bị đo phóng xạ cố định khi đưa khí thải phóng xạ hoặc khí thải có khả năng nhiễm xạ từ nhà máy điện hạt nhân ra môi trường. Có thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt. Lắp đặt các máy đo cố định bao gồm cổng soi chiếu phóng xạ, máy đo tay và chân tại cửa ra từ khu vực kiểm soát và khu vực giám sát để kiểm soát phóng xạ cho nhân viên và thiết bị. Có cơ sở giám sát chiếu xạ và nhiễm bẩn phóng xạ cho nhân viên để đánh giá và lưu giữ thông tin liều tích lũy của nhân viên trong suốt thời gian làm việc tại nhà máy.

Về đánh giá liều chiếu và các tác động phóng xạ khác trong khu vực lân cận NMĐHN bằng cách quan trắc suất liều hoặc hoạt độ phóng xạ môi trường, chú ý đến các yếu tố sau đây:

  • Cách thức chiếu xạ tới dân chúng, bao gồm chuỗi thức ăn;

  • Tác động phóng xạ (nếu có) trong môi trường ở địa phương;

  • Khả năng tích tụ phóng xạ trong môi trường;

  • Khả năng phát tán phóng xạ ngoài dự kiến.

 Chi tiết xem thêm tại Thông tư 30/2012/TT-BKHCN, có hiệu lực từ 11/02/2013.  

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

158 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;