Các khoa hệ ngoại có trách nhiệm phối hợp làm việc với khoa Gây mê – Hồi sức

Mới đây, Bộ Y tế ban hành Thông tư 13/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác gây mê – hồi sức.

Các khoa hệ ngoại có trách nhiệm phối hợp làm việc với khoa Gây mê – Hồi sức, Thông tư 13/2012/TT-BYT

Các khoa hệ ngoại có trách nhiệm phối hợp làm việc với khoa Gây mê – Hồi sức (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 15 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về sự phối hợp với các khoa hệ ngoại với khoa gây mê – hồi sức cụ thể như sau:

Thứ nhất, các khoa thuộc hệ ngoại có trách nhiệm:

  • Lập hồ sơ bệnh án, thăm khám và làm các xét nghiệm hoặc thủ thuật cần thiết để chẩn đoán và chỉ định phương pháp phẫu thuật.

  • Tổ chức đưa người bệnh dự kiến phẫu thuật theo kế hoạch tới khoa gây mê - hồi sức để khám trước mổ. Trường hợp người bệnh nặng hoặc tình huống cấp cứu thì thông báo để khoa gây mê - hồi sức cử bác sỹ đến khám.

  • Lập kế hoạch phẫu thuật và thông báo với khoa gây mê - hồi sức đầy đủ các thông tin: họ tên người bệnh, tuổi, giới, số buồng bệnh, chẩn đoán, dự kiến phương pháp và thời gian phẫu thuật, họ tên các phẫu thuật viên, mã số hồ sơ theo dõi (nếu quản lý trên hệ thống máy tính).

  • Bác sĩ phẫu thuật có trách nhiệm theo dõi, thăm khám, phối hợp thực hiện các phác đồ điều trị và xử trí những bất thường liên quan đến phẫu thuật đã thực hiện trên người bệnh.

Thứ hai, các hoa gây mê - hồi sức có trách nhiệm:

  • Khám người bệnh trước khi phẫu thuật, ra y lệnh điều trị bổ sung trước khi phẫu thuật (nếu cần);

  • Quyết định phương pháp gây mê phù hợp với từng người bệnh;

  • Dự kiến lịch phẫu thuật theo tính chất ưu tiên phù hợp với tình trạng của người bệnh.

  • Phối hợp với các khoa liên quan để bố trí kíp gây mê và kíp phẫu thuật phù hợp;

  • Bác sĩ phụ trách kíp gây mê - hồi sức được quyền từ chối gây mê trong trường hợp không tuân thủ nguyên tắc trên đây và trường hợp đe dọa an toàn trong gây mê và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Lưu ý: Khi chưa có sự thống nhất giữa bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ gây mê - hồi sức trước và trong khi phẫu thuật cần tổ chức hội chẩn theo quy định. Trong trường hợp cấp cứu khẩn cấp, các quyết định, y lệnh có thể được trao đổi trực tiếp và hoàn thiện bằng văn bản sau khi cấp cứu người bệnh. Những quyết định quan trọng cần phải có người làm chứng thứ 3 để bảo đảm tính khách quan.

Chi tiết nội dung xem tại Thông tư 13/2012/TT-BYT, có hiệu lực từ 10/10/2012.

Lê Vy

528 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;