Các tổn thất được NHNN sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Thông tư 39/2013/TT-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định Ngân hàng Nhà nước được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với các khoản tổn thất phát sinh từ một số khoản mục, đơn cử:

cac ton that su dung khoan du phong rui ro de xu ly, Thong tu 39/2013/TT-NHNN

Nguồn: Internet

  • Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài

    • Tổn thất về tiền, vàng và các tài sản khác gửi tại ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước đầu tư hoặc lưu ký tài sản bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.

  • Hoạt động tái cấp vốn

    • Các khoản nợ (gốc và lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước.

    • Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.

  • Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước: Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm:

    • Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước đã hết thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm chưa có biện pháp xử lý;

    • Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước khác.

  • Các khoản phải thu khác

    • Các khoản tổn thất về khoản phải thu trong quá trình hoạt động có đủ bằng chứng tin cậy là không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng phải thu không còn khả năng thanh toán.

  • ....

Như vậy, tổng số tiền dự phòng rủi ro đã được trích lập, hạch toán vào chi phí qua các năm tức là các khoản dự phòng rủi ro được dùng để xử lý đối với các khoản tổn thất phát sinh từ một số khoản mục nêu tại Thông tư 39/2013/TT-NHNN.

Xem chi tiết quy định tại Thông tư 39/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/6/2014.

Thu Ba

234 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;