Chỉ có 02 hình thức XPVP chính về cạnh tranh là cảnh cáo hoặc phạt tiền

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh được ban hành ngày 26/09/2019.

hình thức XPVP chính, Nghị định 75/2019/NĐ-CP

Chỉ có 02 hình thức XPVP chính về cạnh tranh là cảnh cáo hoặc phạt tiền (Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo;

  • Phạt tiền.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng;

  • Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm;

  • Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương.

Ngoài các hình thức xử phạt trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

  • Buộc cải chính công khai;

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

  • Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

  • Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;

  • Buộc chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

  • Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế;

  • Buộc cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu;

  • Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;

  • Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;

  • Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng;

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Lưu ý: Thời hạn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được nêu trong quyết định xử lý, xử phạt.

Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật Cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Xem chi tiết tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/12/2019.

Thùy Trâm

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

301 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;