Cơ chế tự vệ đặc biệt theo Thông tư 26/2018/TT-BCT

Thông tư 26/2018/TT-BCT sửa đổi Phụ lục IV kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT quy định về thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc được ban hành ngày 14/9/2018.

Theo đó, Điều 4 Phụ lục hướng dẫn thực hiện Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT, ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BCT bổ sung Phụ lục IV, Thông tư 20/2014/TT-BCT quy định về cơ chế tự vệ đặc biệt cụ thể như sau: 

- Khi một nước thành viên xác định kim ngạch nhập khẩu vào lãnh thổ của một mặt hàng đặc biệt áp dụng Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT đang tăng lên và có khả năng gây ra hoặc đe dọa gây tổn thất nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp trong nước, nước thành viên đó được quyền ngừng áp dụng Điều 6 đối với mặt hàng này trong một khoảng thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn, đối phó với tổn thất hoặc với nguy cơ gây tổn thất đối với ngành công nghiệp trong nước.

- Một nước thành viên muốn ngừng áp dụng Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Phụ lục hướng dẫn thực hiện Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT cần thông báo cho Hàn Quốc 2 tháng trước khi bắt đầu giai đoạn ngừng thực hiện, đồng thời cho Hàn Quốc cơ hội để trao đổi về việc ngừng thực hiện này.

- Thời hạn được đề cập đến tại khoản 1 Điều 4 Phụ lục hướng dẫn thực hiện Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT có thể được gia hạn với điều kiện nước thành viên đó đang có hành động ngừng thực hiện (sau đây được gọi là “Bên ngừng thực hiện”) và xác định việc ngừng thực hiện là cần thiết và nên tiếp tục nhằm ngăn chặn hoặc đối phó với tổn thất.

- Trong trường hợp khẩn cấp nếu việc trì hoãn gây ra tổn thất khó có thể khắc phục, việc ngừng áp dụng Điều 6 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Phụ lục hướng dẫn thực hiện Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT có thể được thực hiện tạm thời mà không cần phải thông báo trước 2 tháng cho Hàn Quốc, với điều kiện thông báo đó phải được thực hiện trước khi việc ngừng áp dụng Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT có hiệu lực.

- Khi một nước thành viên ra quyết định ngừng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Phụ lục hướng dẫn thực hiện Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT và đáp ứng các quy định nêu tại khoản 2 Điều 4 Phụ lục hướng dẫn thực hiện Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT, nước thành viên đó có thể đơn phương và vô điều kiện ngừng áp dụng Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT , bao gồm các nội dung sau:

  • Không có nghĩa vụ phải chứng minh rằng có tổn thất nghiêm trọng;
  • Không có nghĩa vụ phải tham vấn trước;
  • Không có bất kỳ hạn chế nào đối với thời hạn hoặc tần suất đối với việc ngừng áp dụng; và
  • Không có nghĩa vụ phải bồi thường.

Xem thêm các nội dung liên quan tại: Thông tư 26/2018/TT-BCT có hiệu lực ngày 29/10/2018.  

483 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;