Hiểu đúng về việc giáo viên được xét thăng hạng mà không phải thi

Đang có những thông tin về việc để thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên chỉ cần nộp hồ sơ để dự xét mà không phải thi. Tuy nhiên, đây là thông tin chưa chính xác, giáo viên muốn thăng hạng vẫn có thể phải trải qua kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung cụ thể mọi người có thể theo dõi tại bài viết dưới đây.

 

Tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 12/2012/TT-BGDĐT quy định:

Điều 3. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

3. Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp và điều kiện cụ thể của đơn vị, ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định hình thức thi hoặc hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2012/NĐ-CP.

 

Theo đó, việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được thực hiện thông qua hai hình thức: thi thăng hạng hoặc xét thăng hạng.

Tùy vào đặc điểm và điều kiện cụ thể của đơn vị và lĩnh vực hoạt động của ngành; các cơ quan, đơn vị tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định lựa chọn hình thức tổ chức là thi thăng hạng hay là xét thăng hạng, và nội dung tổ chức phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 30 Nghị định 29/2012/NĐ-CP.

Như vậy, thông tin về việc giáo viên không phải dự thi thăng hạng mà chỉ cần nộp hồ sơ dự xét thăng hạng là thông tin không chính xác và dễ gây hiểm nhầm. Giáo viên vẫn có thể phải tham gia kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, nếu cơ quan có thẩm quyền lựa chọn tổ chức thăng hạng thông qua hình thức thi thăng hạng.

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi/xét thăng hạng được quy định cụ thể tại Thông tư 20/2017/TT-BGDĐTThông tư 28/2017/TT-BGDĐT.

Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Giáo viên dự thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự/xét thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi/xét.

2. Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

3. Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV; Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.

Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự thi/xét thăng hạng phải có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi/xét theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

7253 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;