Hướng dẫn giải quyết yêu cầu của NLĐ ở đơn vị không được đình công

Đây là một trong những nội dung quan trọng được đề cập tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật lao động về Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

Hiện nay, đơn vị sử dụng lao động không được đình công là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc bộ phận của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động, hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng, bao gồm:

yeu cau cua tap the LD o don vi SDLD khong duoc dinh cong, thong tu 41/2013/NĐ-CP

Nguồn: Internet

  • Sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia;

  • Thăm dò và khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

  • Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;

  • Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; dịch vụ bưu chính phục vụ các cơ quan nhà nước;

  • Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

  • Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

Theo đó, tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP hướng dẫn giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công như sau:

  • Khi nhận được yêu cầu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở về việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động liên quan đến quyền của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm khắc phục ngay vi phạm, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật.

  • Khi nhận được yêu cầu của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở về vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải có trách nhiệm thực hiện quy định tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP.

  • Đối với các đơn vị trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trường hợp người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thương lượng không thành thì người sử dụng lao động báo cáo ngay với cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Như vậy, khi có yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công thì cần tham chiếu quy định tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP để giải quyết.

Xem toàn văn quy định tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 23/6/2013.

Thu Ba

142 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;