Hủy hoại tiền Việt Nam bị xử phạt gì?

Hành vi hủy hoại tiền tệ Việt Nam được xem là hành động thiếu ý thức, bị cộng đồng lên án và vi phạm pháp luật.

 

Ngày 15/6/2016 vừa qua, một vị khách Trung Quốc đã có hành vi đốt tiền Việt Nam mệnh giá 200.000 đồng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đây là hành vi hủy hoại tiền Việt Nam dù được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào. Đây là một trong những hành vi bị cấm đã được nêu rõ trong công tác đấu tranh phòng, chống, ngăn chặn việc làm tiền giả; tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; và phá hoại tiền Việt Nam. 

Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg quy định:

Những hành vi bị nghiêm cấm:

  1. Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.
  2. Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.
  3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
  4. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

Trước năm 2000, người phá hủy tiền tệ có thể bị phạt tù theo pháp luật hình sự Việt Nam. Nhưng hiện này thì không còn nữa mà chỉ bị xử phạt hành chính. Theo đó, người hủy hoại tiền tệ Việt Nam vẫn bị phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng áp dụng cho cả cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. Nội dung này được quy định tại Điều 2, Khoản 3 Điều 31 Nghị định 96/2014/NĐ-CP.

Về việc quán bar TV Club chấp nhận thanh toán cho đoàn khách Trung Quốc bằng đồng nhân dân tệ. Theo quy định của Khoản 16 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN, người không cư trú chỉ được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam trong hai trường hợp:

  • Được chuyển khoản bằng ngoại tệ cho người không cư trú khác;
  • Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển khoản cho người cư trú. Người cư trú được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người không cư trú.

Ngoài hai trường hợp này, người cư trú không được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Hoặc nếu không, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 24 Nghị định 96/2014/NĐ-CP thì hành vi "Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tế không đúng quy định của pháp luật" sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 - 250.000.000 đồng, đồng thời tịch thu số ngoại tệ liên quan đến hành vi vi phạm.

4986 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;