Khái quát ngành “Công nghệ Da Giày” trình độ cao đẳng

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và nông nghiệp.

Khái quát ngành “Công nghệ Da Giày” trình độ cao đẳng, Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH

Khái quát ngành “Công nghệ Da Giày” trình độ cao đẳng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Quy định ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH quy định nghề “Công nghệ Da Giày” là ngành, nghề mà mỹ thuật kết hợp với kỹ thuật công nghệ để tạo ra các sản phẩm thời trang đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người. Các sản phẩm thời trang ngành Da Giày bao gồm giày - dép và hàng da. Giày - dép là các sản phẩm được mang, gắn vào chân mỗi người, có chức năng bảo vệ, hỗ trợ chân khi đi lại, chơi thể thao hay làm việc và ngoài ra còn làm đẹp cho người sử dụng; hàng da là những vật dụng làm bằng da như bao tay, túi, cặp, va li, ví, mũ, … Tuy nhiên hiện nay, để sản xuất giày và hàng da, ngoài da thuộc, còn sử dụng nhiều loại vật liệu khác như da nhân tạo, vải, cao su v.v.

Công nghệ Da Giày gồm hai phần việc chính: sản xuất phần trên, phần bảo vệ chân của đôi giày, còn gọi là “mũ giày”, và sản xuất phần dưới có tác dụng chống mòn, cách ly bàn chân với bề mặt tiếp xúc còn gọi là phần “đế giày”. Mũ giày thường được cắt ra từ da mềm, vải hay nhựa rồi may lại. Phần đế thường được đúc từ cao su, nhựa hay cắt ra từ da cứng rồi gắn với mũ để thành sản phẩm giày – dép hoàn chỉnh. Hàng da thông thường là các sản phẩm không phải làm phần đế. Ngoài các phần việc chế tác chính, người làm công nghệ Da Giày còn phải thực hiện các phần việc hỗ trợ như chuẩn bị kỹ thuật, quản lý chất lượng, sản xuất và môi trường trong các công ty Da Giày.

Nghề “Công nghệ Da Giày” trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam, sau khi tốt nghiệp, người học nghề “Công nghệ Da Giày” có thể tham gia làm việc trong các doanh nghiệp thiết kế, sản xuất, hay kinh doanh các sản phẩm giày, dép, túi xách, vật liệu cho giày, dép, túi xách, cũng như các thiết bị liên quan tới nghề. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Chi tiết xem thêm quy định tại Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực từ 06/02/2020.

Lê Vy

407 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;