Một số điều cần biết về bảo hiểm TNLĐ và BNN

Tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là một trong những rủi ro mà người lao động không thể lường trước được. Việc bắt buộc tham gia bảo hiểm về TNLĐ và BNN là điều cần thiết, một phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, phần nào giảm bớt được gánh nặng tài chính cho họ khi xảy ra sự cố.

 

1. Đối tượng đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN

Điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/7/2016) do Chính phủ ban hành có quy định: Đối tượng phải tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động. Cụ thể:
    • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
    • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
    • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
    • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
    • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
    • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
  • Người sử dụng lao động, bao gồm:
    • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; 
    • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
    • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
    • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.

 

 

2. Mức đóng và phương thức đóng BHTNLĐ, BNN:

Nghị định 37 hướng dẫn về mức đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN như sau:

  • Người sử dụng lao động hằng tháng đóng như sau:
    • Mức 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (hoặc mức lương cơ sở của người lao động.
    • Trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc khoán được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
  • Từ ngày 01/01/2018 trở đi, Chính phủ quyết định mức đóng thấp hơn mức đóng 1% nêu trên.

3. Một số chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN:

Để được hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN, người lao động phải đáp ứng đủ điều kiện sau:

Về tai nạn lao động:

  • Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  • Và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Về bệnh nghề nghiệp:

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
  • Và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh đó.

Chế độ bảo hiểm được hưởng, bao gồm:

  • Hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng hoặc một lần, tính trên cơ sở tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng vào quỹ TNLĐ, BNN của tất cả các hợp đồng lao động tại thời điểm xảy ra TNLĐ, BNN nhưng không quá mức tối đa theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
  • Chế độ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và phục hồi chức năng lao động và các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
861 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;