Nghị định 80: Áp dụng 11 nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan chủ quản

Ngày 8/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.

áp dụng 11 nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan chủ quản, Nghị định 80/2020/NĐ-CP

Nghị định 80: Áp dụng 11 nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan chủ quản (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 80/2020/NĐ-CP nêu rõ Cơ quan chủ quản bao gồm:

  • Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị và các cơ quan trực thuộc; VKS nhân dân tối cao; TAND tối cao; cơ quan trực thuộc Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung;

  • Trường hợp các khoản viện trợ nhân đạo không có địa chỉ cụ thể, cơ quan trung ương của MTTQVN là cơ quan chủ quản;

  • Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định thành lập các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khoa học - công nghệ, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

  • Cơ quan trung ương của các tổ chức hội hoặc Liên hiệp hội được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

  • Trường hợp bên tiếp nhận khoản viện trợ là doanh nghiệp xã hội, UBNDcấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là cơ quan chủ quản.

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định này, 10 nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức như sau:

  1. Vận động viện trợ trên cơ sở nhu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực tiếp nhận viện trợ.

  2. Phê duyệt các khoản viện trợ theo thẩm quyền.

  3. Quyết định tổ chức bộ máy quản lý thực hiện chương trình, dự án.

  4. Phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án; lập kế hoạch tài chính, dự toán thu chi ngân sách nhà nước hằng năm trên cơ sở đề xuất của Chủ khoản viện trợ, phù hợp quy định của pháp luật có liên quan.

  5. Chỉ đạo công tác đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách, việc thực hiện công tác đấu thầu theo thỏa thuận với Bên cung cấp viện trợ.

  6. Chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, báo cáo đầy đủ các nguồn vốn, tài sản tiếp nhận, sử dụng các khoản viện trợ. Phê duyệt quyết toán hàng năm và khi kết thúc dự án.

  7. Chịu trách nhiệm định kỳ tổng hợp báo cáo tài chính các khoản viện trợ do cơ quan chủ quản phê duyệt.

  8. Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành các quy định hiện hành về quản lý dự án.

  9. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình giải ngân, sử dụng viện trợ; báo cáo tổng hợp hàng năm về kết quả vận động viện trợ, tình hình thực hiện, giám sát, đánh giá các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền quản lý, gửi Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; gửi báo cáo kết thúc khoản viện trợ cho Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính trong vòng 06 tháng sau khi kết thúc khoản viện trợ.

  10. Chịu trách nhiệm về thất thoát, lãng phí, tham nhũng và các sai phạm khác trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ thuộc thẩm quyền quản lý.

Chi tiết xem thêm tại Nghị định 80/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/09/2020.

Ty Na

396 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;