Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia

Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia
Nguyễn Trinh

Dự trữ quốc gia là dự trữ của một đất nước - một quốc gia mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải có. Hoạt động dự trữ quốc gia cần thiết như một công cụ hữu hiệu để Chính phủ điều hành vĩ mô nền kinh tế. Vậy pháp luật quy định như thế nào về sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này?

 

Theo quy định tại Điều 10 Luật dự trữ quốc gia 2012, nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia bao gồm:

Một là, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.

Hai là, quyết định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển dự trữ quốc gia.

Ba là, quy định chi tiết Danh mục hàng dự trữ quốc gia; phân bổ ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia; quyết định xuất, nhập, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

Bốn là, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

Năm là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dự trữ quốc gia.

Sáu là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ dự trữ quốc gia.

Bảy là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dự trữ quốc gia.

Tám là, hợp tác quốc tế về dự trữ quốc gia.

Xem thêm tại Luật dự trữ quốc gia 2012 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2013. 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

419 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;