Quy định chung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở

Đây là nội dung đáng chú ý trong Thông tư 117/2009/TT-BQP về Quy định đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở

đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, Thông tư 117/2009/TT-BQP

Quy định chung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở (ảnh minh họa)

Theo đó, quy định chung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở theo Thông tư 117/2009/TT-BQP như sau:

+ Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo người học có kiến thức và kỹ năng thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã.

  • Tốt nghiệp ra trường đạt trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; trình độ chuyên môn quân sự tương đương sỹ quan dự bị cấp phân đội; có đủ điều kiện được tiếp tục đào tạo trình độ cao hơn thuộc lĩnh vực quốc phòng, quân sự địa phương tại các trường quân đội; có phẩm chất chính trị, sức khỏe và khả năng phát triển lên các cương vị cao hơn của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương.

+ Tổ chức chiêu sinh

  • Căn cứ vào quy hoạch quản lý sử dụng đội ngũ cán bộ quân sự cấp xã, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức tỉnh ủy, thành ủy, Sở Nội vụ cấp tỉnh và các huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành uỷ thuộc tỉnh (gọi chung là huyện ủy) lập danh sách, hồ sơ lý lịch báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, thành ủy và ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn kế hoạch chiêu sinh.

  • Tháng 7 hàng năm, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh báo cáo kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo về Bộ Quốc phòng (Qua Cục Dân quân tự vệ và Cục Nhà trường/BTTM) để làm cơ sở tổng hợp báo cáo các cơ quan chức năng nhà nước quản lý số lượng và cấp phát văn bằng.

+ Công tác quản lý điều hành đào tạo

  • Quản lý điều hành đào tạo là một quá trình hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm thống nhất việc xây dựng, quản lý và điều hành thực hiện chương trình, kế hoạch đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở tại Trường Quân sự cấp tỉnh.

  • Trường Quân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm mọi mặt về công tác tổ chức, quản lý và điều hành; kịp thời đề xuất các chủ trương, biện pháp với Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh để hiệp đồng, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.

+ Nội dung quản lý điều hành

  • Quán triệt cho mọi cán bộ, giáo viên, học viên về mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã của khóa học.

  • Xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa, kế hoạch huấn luyện hàng tháng chia ra tuần, ra ngày và các kế hoạch bảo đảm huấn luyện.

  • Tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, phối hợp thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị các ngành liên quan để thực hiện chương trình đào tạo.

  • Điều hành các hoạt động về công tác đào tạo, đăng ký, quản lý, thống kê, kiểm tra, sơ kết, tổng kết; rút kinh nghiệm kịp thời để có biện pháp chỉ đạo tiếp theo.

  • Tổ chức thi, cấp bằng tốt nghiệp.

+ Phương thức quản lý điều hành

  • Quản lý điều hành huấn luyện được tổ chức theo hệ thống từ Ban giám hiệu nhà trường đến đơn vị quản lý học viên thông qua hệ thống chỉ huy và trực ban đơn vị để thường xuyên nắm chắc tình hình đào tạo và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo đào tạo và cơ quan quân sự cấp trên.

  • Ban Tham mưu - Đào tạo, Khoa giáo viên, đơn vị quản lý học viên phải quản lý kết quả huấn luyện đến từng học viên với tất cả các điểm kiểm tra, điểm thi.

Xem chi tiết Thông tư 117/2009/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 14/02/2010.

Long Bình

543 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;