Quy định mới về đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố

Đây là nội dung mới được bổ sung tại Thông tư 20/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.

Theo đó, đánh giá rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố là một trong các biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2019/TT-NHNN bổ sung của Điều 3 Thông tư 35/2013/TT-NHNN, cụ thể đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm:

danh gia rui ro rua tien va tai tro khung bo, Thong tu 20/2019/TT-NHNN

Hình minh họa (nguồn internet)

  • Căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố của quốc gia, ngành và lĩnh vực của mình, đối tượng báo cáo phải thực hiện đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố để hiểu rõ các rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố (đối với khách hàng, quốc gia hoặc khu vực địa lý, các sản phẩm, dịch vụ, giao dịch hoặc kênh phân phối) của mình; kết quả đánh giá phải được Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, ký ban hành.

  • Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố của mình, đối tượng báo cáo phải xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro được phát hiện từ báo cáo đánh giá rủi ro và phải được Hội đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc phê duyệt, ký ban hành.

  • Hàng năm đối tượng báo cáo phải cập nhật, sửa đổi, bổ sung kết quả đánh giá rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chính sách, quy trình quản lý rủi ro đã ban hành.

  • Kết quả đánh giá hoặc cập nhật rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố và chính sách, quy trình quản lý rủi ro phải được gửi về Ngân hàng Nhà nước (Cục Phòng, chống rửa tiền) và gửi cho cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp đối tượng báo cáo trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được ký, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung; đồng thời phải được phổ biến, công khai trong toàn hệ thống của đối tượng báo cáo.

  • Chính sách và quy trình quản lý rủi ro phải bao gồm các biện pháp kiểm soát tăng cường đối với rủi ro cao về rửa tiền, tài trợ khủng bố và các biện pháp kiểm soát đơn giản đối với rủi ro thấp về rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế, căn cứ kết quả đánh giá rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo phục vụ người thụ hưởng và tổ chức trung gian phải có các chính sách và thủ tục trên cơ sở rủi ro để xác định:

  • Các giao dịch đủ điều kiện thực hiện;

  • Các biện pháp xử lý phù hợp gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc các biện pháp giám sát sau giao dịch khi giao dịch thiếu các thông tin về người chuyển tiền, người thụ hưởng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

Ngoài ra, trên cơ sở các biện pháp nhận biết khách hàng, đối tượng báo cáo phải thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu, rủi ro và mối quan hệ kinh doanh đã thu thập được của khách hàng vào hệ thống cơ sở dữ liệu.

​​Xem toàn văn quy định tại Thông tư 20/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ 14/11/2019.

Thu Ba

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1488 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;