Quy định mới về kiểm tra chất lượng gạo nhập kho và xuất kho dự trữ QG

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký ban hành Thông tư 78/2019/TT-BTC quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo dự trữ quốc gia.

Theo đó, quy trình và yêu cầu kỹ thuật đối với việc kiểm tra chất lượng gạo nhập và xuất kho dự trữ quốc gia được hướng dẫn đầy đủ tại "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với gạo dự trữ quốc gia" ban hành kèm theo Thông tư 78/2019/TT-BTC như sau:

Kiem tra chat luong gao xuat, nhap kho du tru quoc gia, Thong tu 78/2019/TT-BTC

Hình minh họa (nguồn internet)

Thứ nhất, kiểm tra chất lượng gạo nhập kho:

Gạo chuyển đến nhập kho phải có Giấy xác nhận đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng dự trữ quốc gia quy định tại Mục 2.1 của Quy chuẩn này do các đơn vị có chức năng chứng nhận. Đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc nhận gạo kiểm tra các chỉ tiêu theo quy định tại điểm 2.1.1 và 2.1.2 của Quy chuẩn; đối với quy định về yêu cầu an toàn thực phẩm tại điểm 2.1.3 công nhận theo kết quả kiểm tra của Giấy xác nhận. Kỹ thuật viên bảo quản lập phiếu kiểm tra chất lượng gạo nhập kho theo hướng dẫn tại mẫu C77-HD ban hành theo Thông tư 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia.

Trường hợp khi khách hàng không đồng ý với kết quả kiểm tra của đơn vị dự trữ quốc gia thì hai bên cùng nhau lấy mẫu phân tích. Nếu hai bên không thống nhất kết quả phân tích thì trưng cầu tại tổ chức đánh giá sự phù hợp thứ ba. Kết quả thử nghiệm này sẽ là căn cứ để xem xét nhập kho dự trữ quốc gia. Mọi chi phí thử nghiệm và thiệt hại (nếu có) do bên đánh giá sai chịu trách nhiệm.

Thứ hai, kiểm tra chất lượng xuất kho: 

Gạo dự trữ quốc gia xuất kho phải có chất lượng phù hợp với quy định tại Mục 2.2 của Quy chuẩn này. Việc đánh giá chất lượng gạo do đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện, trong một số trường hợp do yêu cầu nơi nhận gạo thì do các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện.

Ngoài ra, mỗi lô gạo sau khi kết thúc nhập, chuẩn bị đưa vào bảo quản phải lập biên bản nhập đầy kho theo quy định (nội dung theo hướng dẫn tại mẫu số C76-HD ban hành theo Thông tư 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia).

Biên bản kết thúc nhập kho được lập thành 04 bản có đầy đủ chữ ký của thủ kho bảo quản, kỹ thuật viên bảo quản, kế toán đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc, Lãnh đạo đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc theo quy định, trong đó:

- 01 bản gửi đơn vị dự trữ quốc gia (Phòng Kỹ thuật bảo quản);

- 03 bản để tại đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc (01 bản thủ kho lưu hồ sơ tại lô kho; 01 bản do kỹ thuật viên lưu theo dõi; 01 bản giao cho bộ phận kế toán).

Ngay sau khi lô gạo nhập đủ khối lượng quy định, đơn vị tổ chức lấy mẫu kiểm tra lập phiếu kiểm nghiệm chất lượng theo thu tục nhập đầy lô (nội dung theo hướng dẫn tại mẫu số C84 - HD ban hành theo Thông tư 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia).

Lập phiếu kiểm nghiệm chất lượng để xác định chất lượng lô gạo dự trữ quốc gia nhập đầy kho đưa vào bảo quản. Phiếu kiểm nghiệm chất lượng được lập thành 04 bản theo quy định, trong đó:

- 01 bản lưu tại đơn vị dự trữ quốc gia (Phòng Kỹ thuật bảo quản);

- 03 bản để tại đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc (01 bản đính kèm biên bản kết thúc nhập kho thủ kho lưu hồ sơ tại lô kho; 01 bản do kỹ thuật viên bảo quản lưu theo dõi; 01 bản giao cho bộ phận kế toán).

Thời gian bảo quản được tính từ lúc lô gạo nhập đầy hoặc kết thúc nhập kho (theo biên bản nhập đầy kho).

Xem chi tiết tại: Thông tư 78/2019/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2020.

Thu Ba

1148 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;