TCTD do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xếp loại C trong trường hợp nào?

Đây là quy định quan trọng được đề cập tại Thông tư 114/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2018/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

TCTD do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, xếp loại C, Thông tư 114/2020/TT-BTC

TCTD do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xếp loại C trong trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

Theo đó, tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp được liệt kê tại điểm d.2 khoản 3 Điều 1 Thông tư 114/2020/TT-BTC:

- Không nộp báo cáo giám sát, báo cáo xếp loại doanh nghiệp, báo cáo tài chính và các báo cáo khác để thực hiện giám sát tài chính theo quy định hoặc nộp báo cáo không đúng quy định, đúng thời hạn bị cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính nhắc nhở bằng văn bản trên ba lần trong năm đánh giá đối với một loại báo cáo.

- Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong năm đánh giá đối với các hành vi:

  • Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn giấy phép: phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;

  • Các hành vi trốn thuế theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

  • Các hành vi vi phạm khác mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt ở mức tối đa của khung phạt;

  • Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do không tự nguyện chấp hành.

- Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt vượt quá 20% tổng số chi nhánh của tổ chức tín dụng.

- Một hoặc một số thành viên là người quản lý tổ chức tín dụng (Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng) có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của tổ chức tín dụng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong năm đánh giá.

Xem chi tiết tại: Thông tư 114/2020/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 15/02/2021.

Lê Thanh

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

213 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;