Trách nhiệm của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW trong phát triển thủy sản

Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản được ban hành ngày 02/02/2018. Đáng chú ý là nội dung sửa đổi, bổ sung về Trách nhiệm của UBND tỉnh, TP trực thuộc TW trong phát triển thủy sản.

Cụ thể, theo Khoản 16,17 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 67/2014/NĐ-CP, trong phát triển thủy sản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có những trách nhiệm sau:

1. Tổ chức triển khai thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại địa phương.

2. Giao Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối tượng, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối tượng được hỗ trợ một lần sau đầu tư tại Điều 4a; đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Điều 5; đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 67/2014/NĐ-CP gửi làm cơ sở thực hiện.

3. Hướng dẫn giá bán (nhiên liệu; xăng dầu, đá bảo quản hải sản; vật tư sửa chữa nhỏ, tàu thuyền ngư lưới cụ, nước ngọt, lương thực, thực phẩm thiết yếu) của tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ cho tàu khai thác hải sản xa bờ theo giá bán lẻ ở đất liền.

4. Bố trí ngân sách địa phương để hỗ trợ ngư dân và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

5. Căn cứ yêu cầu và khả năng thực tế của địa phương được bố trí kinh phí và ban hành bổ sung, nâng mức hỗ trợ những chính sách để phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản trên địa bàn ngoài những chính sách được quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

6. Căn cứ điều kiện của địa phương có thể thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển thủy sản quy định tại Nghị định này cho phù hợp; lựa chọn đối tượng làm thí điểm thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP và nhân rộng trên địa bàn.

7. Xem xét quyết định đối với trong trường hợp chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới những không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản, có nhu cầu chuyển nhượng lại tàu trên cơ sở ý kiến thống nhất của ngân hàng thương mại cho vay.

8. Chỉ đạo các đơn vị chức năng xác định nhu cầu kinh phí hỗ trợ một lần sau đầu tư hàng năm gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, cân đối và bố trí ngân sách để thực hiện chính sách.

9. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư; việc thực hiện đóng mới, nâng cấp tàu cá; đảm bảo việc hỗ trợ đúng đối tượng, đúng quy định và công khai, minh bạch.

10. Chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp cùng ngành ngân hàng trên địa bàn đôn đốc các chủ tàu đã được vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP thực hiện trả nợ vay ngân hàng đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.

11. Định kỳ hàng quý và kết thúc năm tài chính, báo cáo kết quả thực hiện các chính sách gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xem thêm tại: Nghị định 17/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 25/03/2018 sửa đỏi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2014/NĐ-CP. 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

314 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;