Trực phòng chống, ứng phó thiên tai trên đường sắt được tiến hành ra sao?

Mới đây, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 01/2010/TT-BGTVT quy định về phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn trong hoạt động đường sắt, trong đó quy định về công tác trực phòng, chống lụt, bão, ứng phó sự cố, thiên tai.

trực phòng chống, ứng phó thiên tai trên đường sắt, Thông tư 01/2010/TT-BGTVT

Trực phòng chống, ứng phó thiên tai trên đường sắt được tiến hành ra sao? (Ảnh minh họa)

Theo đó, công tác trực phòng chống, ứng phó thiên tai trên đường sắt được quy định tại Điều 22 Thông tư 01/2010/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

- Thời gian trực:

  • Những ngày không có lụt, bão, sự cố, thiên tai: trực trong giờ hành chính;

  • Những ngày có áp thấp nhiệt đới, mưa với cường độ lớn, lụt, bão (báo động từ cấp 1 trở lên): trực 2 ca, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ: Ca sáng từ 7h30 đến 16h30; ca đêm: từ 16h30 đến 7h30 sáng hôm sau.

- Đối tượng trực:

  • Lãnh đạo đơn vị các cấp; 

  • Lãnh đạo các bộ phận chức năng;

  • Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn các cấp;

  • Một số cán bộ giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn.

- Lịch trực do Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn các cấp phân công.

- Nhiệm vụ của ca trực:

  • Nắm tình hình thời tiết, tình hình lụt, bão, sự cố, thiên tai qua mệnh lệnh của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão; ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn cấp trên, trên phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời nắm tình hình công tác cứu chữa trong phạm vi quản lý của đơn vị;

  • Phân tích và ra các quyết định chỉ đạo cơ sở chống lụt, bão, sự cố, thiên tai và cứu nạn;

  • Báo cáo và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của cấp trên đến các đơn vị và cá nhân có liên quan;

  • Báo cáo diễn biến mưa bão, sự cố, thiên tai, đánh giá sơ bộ thiệt hại và công tác cứu chữa khắc phục trong phạm vi quản lý của đơn vị.

- Chế độ đối với người trực phòng, chống lụt, bão và ứng phó sự cố, thiên tai:

Những người trực tiếp tham gia trực phòng, chống lụt, bão, ứng phó sự cố, thiên tai trong những ca đêm, ngày nghỉ, ngày lễ thì được bố trí nghỉ bù tương ứng với thời gian trực theo mức sau:

  • Trực ca đêm từ 16h30 đến 7h30 sáng hôm sau, được nghỉ bù 24 giờ (một ngày đêm);

  • Trực ca ngày trong các ngày trùng vào ngày lễ, tết được nghỉ bù 24 giờ tính cho một ca trực (một ngày đêm).

Trường hợp không thể bố trí nghỉ bù được thì được trả công lao động cho thời gian trực theo quy định của Nhà nước. Nguồn kinh phí trả công lao động trực phòng, chống lụt, bão, ứng phó sự cố, thiên tai như sau:

  • Các Công ty quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt lấy từ nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống lụt, bão hàng năm (hạch toán vào giá thành sửa chữa thường xuyên định kỳ);

  • Các đơn vị kinh doanh vận tải hạch toán vào giá thành vận tải;

  • Các đơn vị độc lập hạch toán vào giá thành sản phẩm;

  • Cơ quan Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hạch toán vào quỹ quản lý của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Xem thêm chi tiết tại: Thông tư 01/2010/TT-BGTVT, có hiệu lực từ ngày 25/02/2010.

Nguyên Phú 

224 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;