Việc phản hồi ý kiến của trẻ em thực hiện theo hình thức nào?

Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký ban hành hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

Theo quy định mới, để thông tin, phản hồi ý kiến của trẻ em, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có thể thực hiện theo các hình thức sau:

  • Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp báo;

  • Thông qua điện thoại;

  • Thông qua môi trường mạng;

  • Các phương tiện thông tin đại chúng;

  • Gửi văn bản đến trường học, cộng đồng, địa phương nơi tổ chức lấy ý kiến của trẻ em để niêm yết công khai;

  • Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Lưu ý: Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản lấy ý kiến của trẻ em thông qua Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thì gửi văn bản thông tin, phản hồi về việc tiếp thu ý kiến của trẻ em cho các tổ chức trên để thông tin, phản hồi cho trẻ em.

Xem hình thức lấy ý kiến trẻ em tại Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/02/2019.

- Thanh Lâm -

489 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;