Yêu cầu tối thiểu trình độ cao đẳng ngành công nghệ da giày là gì?

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và nông nghiệp, ban hành ngày 23/12/2019.

Yêu cầu tối thiểu trinh độ cao đẳng ngành công nghệ da giày là gì?, Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH

Yêu cầu tối thiểu trinh độ cao đẳng ngành công nghệ da giày là gì? (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Quy định ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề công nghệ da giày như sau:

- Phân loại và giải thích được đặc điểm của các loại nguyên phụ liệu dùng trong nghề Da Giày; phân tích được cấu tạo sản phẩm hàng da, giày;

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng của nguyên phụ liệu giày, thiết bị công nghệ đến chất lượng sản phẩm giày dép;

- Áp dụng đúng các biện pháp an toàn trong môi trường lao động ngành Da Giày;

- Đọc hiểu và trình bày được các nội dung trong tài liệu kỹ thuật chuyên ngành Da Giày;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất giày dép ở các công đoạn chuẩn bị sản xuất, sản xuất trên chuyền và hoàn tất; mô tả được từng công việc cụ thể;

- Nhận dạng, phân loại được các thiết bị và các bộ phận trong dây chuyền sản xuất giày dép;

- Phân tích được các vấn đề kỹ thuật để vận dụng vào các lĩnh vực thiết kế và công nghệ sản xuất giày dép;

- Trình bày được quy trình và thủ tục triển khai sản xuất, khắc phục sai sót của doanh nghiệp;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Ngoài ra, người học còn phải đạt được yêu cầu về kỹ năng cụ thể như sau:

- Vận dụng được các tư duy mỹ thuật để tạo ra các mẫu mã sản phẩm giày dép theo nhu cầu của khách hàng;

- Phân biệt và lựa chọn được nguyên phụ liệu, phương pháp thiết kế, công nghệ sản xuất thích hợp cho từng sản phẩm giày dép khác nhau;

- Vận dụng được các phương pháp thiết kế thủ công và trên các phần mềm chuyên ngành để thiết kế mẫu giày và biên soạn tài liệu kỹ thuật (Phác họa - Thiết kế - Tài liệu kỹ thuật);

- Vận hành được các thiết bị ngành giày dép nói chung và có khả năng sửa chữa bảo trì các thiết bị giày;

- Thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm giày dép (Phác họa mẫu - Thiết kế - Cắt - May - Gò ráp đế - Hoàn thiện);

- Tính được định mức nguyên phụ liệu, định mức thời gian, lập kế hoạch sản xuất cho từng đơn hàng cụ thể và đánh giá các dữ liệu liên quan đến năng suất sản xuất, chất lượng sản phẩm;

- Xây dựng và triển khai được các quy trình cho các công đoạn sản xuất ngành Da Giày;

- Áp dụng thành thạo các thủ tục giám sát; phát hiện được các điểm cần cải tiến trong hệ thống sản xuất;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

 Chi tiết xem thêm quy định tại Thông tư 23/2019/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực từ 06/02/2020.

Lê Vy

1725 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;