Yêu cầu về công tác cứu hộ trong thang máy gia đình

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Thang máy gia đình.

Theo quy định tại Thông tư 15, thang máy gia đình phải có hệ thống cứu hộ bằng tay và hệ thống cứu hộ bằng điện để sử dụng trong quá trình cứu hộ thang máy khi gặp sự cố. Cụ thể:

Cứu hộ bằng tay

  • Hệ thống cứu hộ bằng tay cho thang máy sử dụng để dịch chuyển cabin đến tầng dừng gần nhất.
  • Trường hợp không tiếp cận được máy dẫn động khi cứu hộ bằng tay, phải có cơ cấu mở phanh máy dẫn động, cơ cấu này đặt bên ngoài giếng thang máy.
  • Tại vị trí mở phanh phải có các biện pháp nhận biết được vị trí cabin.
  • Phải có cơ cấu phục hồi tiếp điểm điện an toàn của bộ khống chế vượt tốc, đặt bên ngoài giếng thang máy, tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ.

Cứu hộ bằng điện

  • Hệ thống cứu hộ bằng điện cho thang máy lắp đặt trong tủ điều khiển cứu hộ đặt bên ngoài giếng thang máy tại vị trí thuận tiện cho người thực hiện thao tác cứu hộ. Trường hợp tủ điều khiển cứu hộ trong giếng thang máy mà không tiếp cận được thì phải có thiết bị điều khiển thay thế
  • Cho phép điều khiển chuyển động của cabin từ tủ điều khiển bằng cách ấn nút liên tục. Chiều chuyển động phải được chỉ rõ.

Xem thêm quy trình cứu hộ tại Thông tư 15/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2019.

- Thanh Lâm -

634 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;