06 điểm chồng chéo giữa 02 dự thảo luật về giao thông đường bộ

Trong các dự thảo luật được trình lên Quốc hội, có 02 dự thảo luật về giao thông do Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ cử tri. Cùng một lĩnh vực nhưng lại do 02 cơ quan khác nhau ban hành nên 02 dự thảo này tồn tại nhiều điểm mâu thuẫn, chồng chéo.

giao thông đường bộ

06 điểm chồng chéo giữa 02 dự thảo luật về giao thông đường bộ (Ảnh minh họa)

Luật bảo đảm an toàn giao thông đường bộ

Luật giao thông đường bộ sửa đổi

1. Quy định về việc thu hồi Giấy phép lái xe

Điểm d khoản 4 Điều 46 quy định về việc thu hồi GPLX khi GPLX bị trừ hết điểm.

Cụ thể, điểm của GPLX được ghi nhận tại Điều 47 thì GPLX có 12 điểm trong 12 tháng, tính từ ngày cấp mới. Nếu:

 - GPLX bị trừ hết điểm, sau thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm người lái xe nếu có nhu cầu cấp giấy phép lái xe mới, phải sát hạch lại;

- Giấy phép lái xe còn điểm được phục hồi 12 điểm sau 12 tháng kế tiếp.

=> Thu hồi GPLX khi bị trừ hết điểm.

Khoản 5 Điều 101 quy định GPLX không còn giá trị sử dụng và bị thu hồi khi GPLX bị tước quyền sử dụng từ 04 lần trở lên trong thời gian 03 năm hoặc có tổng thời gian bị tước quyền sử dụng trên 24 tháng.

=> Thu hồi GPLX khi bị tước quyền sử dụng

2. Quy định về quy tắc mở đèn chiếu sáng

Điều 25 chỉ quy định về quy tắc sử dụng đèn của phương tiện tham gia giao thông

 

Điều 27 ngoài quy định chung về các quy tắc sử dụng đèn thì còn giới hạn về thời gian sử dụng đèn. Cụ thể:

Phương tiện tham gia giao thông vào ban đêm (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau) hoặc khi trời tối hoặc khi có sương mù, thời tiết xấu bị hạn chế tầm nhìn phải bật sáng những đèn được quy định tại khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, Điều 27 bổ sung thêm quy định các phương tiện phải mở đèn nhận diện cả ngày:

Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện, khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.

3. Quy định về sử dụng tín hiệu còi

Khoản 2 Điều 26 quy định về việc sử dụng tín hiệu còi: Không được sử dụng còi từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

Điều 28 quy định về sử dụng tín hiệu còi nhưng không quy định về thời gian sử dụng, chỉ đề cập đến: 

- Âm thanh phát ra từ tín hiệu còi của phương tiện không được dài quá sự cần thiết.

- Không được sử dụng còi có âm lượng lớn gần bệnh viện, trường học.

4. Quy định chở người trên xe ô tô chở hàng

Điều 33 quy định chỉ được chở người trên xe ô tô chở hàng

Khoản 1 Điều 30 lại quy định chỉ được chở người trên thùng hàng của xe ô tô chở hàng

Như vậy, cần làm rõ là chở người trên xe ô tô chở hàng hay là chở người trên thùng hàng của xe ô tô chở hàng.

5. Các trường hợp ngoại lệ

khi người lái mô tô, xe gắn máy, xe máy điện được phép chở 02 người:

Khoản 1 Điều 16 quy định về 04 trường hợp ngoại lệ sau:

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 14 tuổi;

- Người già yếu, người khuyết tật.

Điều 39 chỉ quy định 03 trường hợp ngoại lệ:

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 14 tuổi.

 

6. Quy định về dừng xe, đỗ xe

Điều 23 quy định như sau:

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện không giới hạn thời gian.

=> Điều 23 không giới hạn thời gian về dừng xe, đỗ xe.

Điều 24 quy định như sau:

1. Dừng xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông trong thời gian không quá 5 phút và người điều khiển phương tiện không rời vị trí điều khiển, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện xuống để đóng mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe.

2. Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện mà không phải là dừng xe.

=> Điều 24 ghi nhận thời gian dừng xe tối đa là 5 phút.

Vì đây là 02 văn bản quy phạm pháp luật do 02 cơ quan khác nhau ban hành nên chưa có sự thống nhất: Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, còn Luật Giao thông đường bộ sửa đổi lại do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo. Nhiều ý kiến cho rằng không nên tồn tại thêm Luật bảo đảm ATGT trong khi đã có Luật GTĐB. Nhưng việc tách lĩnh vực đảm bảo ATGT thành một văn bản Luật riêng là có lý do. Theo đó, Luật Giao thông đường bộ 2008 đồng thời điều chỉnh hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau:

  • Lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội để điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và các cá nhân trong công tác đảm bảo trật tự, an ninh, đúng pháp luật khi tham gia giao thông;

  • Lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật (xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông) để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khi thiết kế, quy hoạch, xây dựng và chuyển giao các công trình hạ tầng giao thông.

Nếu cùng quy định trong cùng một văn bản luật sẽ dễ dẫn đến thiếu sót, không cụ thể, rõ ràng, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Do đó, cần phải tách 02 vấn đề này thành 02 luật riêng biệt.

Trên đây là 06 điểm mâu thuẫn, chưa thống nhất giữa 02 luật này. Những bất cập trên chắc chắn sẽ phải làm rõ tại Kỳ họp Quốc hội khóa XIV trước khi được thông qua và đưa vào áp dụng thực tiễn.

Phương Thanh

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
741 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;