Vạch kẻ đường được hiểu như thế nào trong Dự luật ATGT đường bộ mới?

Đây là nội dung đáng chú ý được nêu tại Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, An toàn giao thông đường bộ.

Vạch kẻ đường được hiểu như thế nào trong Dự luật ATGT đường bộ mới

Vạch kẻ đường được hiểu như thế nào trong Dự luật ATGT đường bộ mới? (Hình minh họa)

Theo đó, tại Khoản 5 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nhắc tới "Vạch kẻ đường" là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ chỉ dừng lại tại đây mà không giải thích gì thêm cho vạch kẻ đường.

Do đó, tại Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, An toàn giao thông đường bộ mới này đã giải thích cụ thể, rõ ràng hơn cho vạch kẻ đường đó là:

- Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

- Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường có ý nghĩa báo hiệu bổ trợ cho đèn tín hiệu và biển báo.

- Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.

- Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

- Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định.

Ngoài vạch kẻ đường ra, Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, An toàn giao thông đường bộ cũng nêu rõ, chi tiết hơn cho cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, tiêu phản quang, dải phân cách và lan can phòng hộ, cụ thể:

cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, tiêu phản quang, dải phân cách, Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, An toàn giao thông đường bộ

Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, tiêu phản quang, dải phân cách (Hình minh họa)

- Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở mép của các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.

Tường bảo vệ còn có tác dụng bảo vệ cho các phương tiện tham gia giao thông khỏi văng ra khỏi phần đường xe chạy. Tường bảo vệ đồng thời cần có tác dụng dẫn hướng cho lái xe vào ban đêm bằng vạch sơn đứng hoặc tiêu phản quang gắn trên đó.

- Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

- Tiêu phản quang là thiết bị dẫn hướng được gắn các công cụ phản quang để dẫn hướng xe chạy vào ban đêm hoặc trong điều kiện sương mù, điều kiện hạn chế tầm nhìn. Tiêu phản quang có thể được bố trí bên đường, trên dải phân cách hoặc trên mặt đường tại nơi mà tuyến đường có thể gây ngộ nhận hoặc lúng túng về hướng đi.

- Dải phân cách là bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó được dùng để phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều xe chạy.

- Lan can phòng hộ có tác dụng nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa các xe đâm xuyên qua chiều đường ngược lại hoặc văng ra khỏi phần đường xe chạy.

 Xem thêm các quy định khác tại Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, An toàn giao thông đường bộ.

Lê Hải

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
3904 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;