Mỗi huyện chỉ được có không quá 01 văn phòng Thừa phát lại

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, chính thức có hiệu lực từ 24/02/2020.

van phong thua phat lai

Ảnh minh họa

Cụ thể, theo Điều 21 Nghị định này, việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

- Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

- Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Như vậy có thể thấy, theo quy định này, từ ngày 24/02/2020, mỗi quận, thành phố thuộc tỉnh hoặc thị xã sẽ có không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại và mỗi huyện sẽ có không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại. Đây là quy định hoàn toàn mới tại Nghị định 08 so với Nghị định 61. Trước đây, Nghị định 61 chỉ quy định việc thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có các điều kiện như trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động và có tổ chức bộ máy theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 61.

Cũng theo Nghị định này, từ ngày 24/02/2020, Thừa phát lại chính thức được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không được lập vi bằng. Trước đây, theo Nghị định 61 và Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61, Thừa phát lại chỉ có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Nguyễn Trinh 

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
594 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;