Từ 15/11, kinh doanh “kem trộn”, mỹ phẩm kém chất lượng sẽ bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay, “kem trộn”, mỹ phẩm kém chất lượng đang được bán tràn lan trên mạng xã hội với nhiều chiêu trò quảng cáo để lừa gạt mọi người mua dùng. Vậy, theo quy định pháp luật, kinh doanh “kem trộn”, mỹ phẩm kém chất lượng có bị xử phạt?

kinh doanh kem trộn

Từ 15/11, kinh doanh “kem trộn”, mỹ phẩm kém chất lượng sẽ bị phạt bao nhiêu? (Ảnh minh họa)

"Kem trộn” được hiểu là các  loại mỹ phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn, không nhãn mac, không rõ nguồn gốc xuất xứ  và không được kiểm chứng chất lượng.  Theo đó, pháp luật đã quy định rõ về việc xử phạt đối với hành vi đưa các loại mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không có nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ ra thị trường để kinh doanh.

Cụ thể, tại Điều 71 Nghị định 117/2020/NĐ-CP (sẽ có hiệu lực ngày 11/15/2020) quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về mua bán mỹ phẩm trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 20.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 20.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (được hiểu là nhà bán lẻ) khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;

  • Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

  • Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (được hiểu là nhà phân phối) thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;

  • Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;

  • Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

  • Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (được hiểu là nhà phân phối) thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;

  • Kinh doanh mỹ phẩm không có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) hoặc có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc không xuất trình hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;

  • Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;

  • Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, hành vi kinh doanh “kem trộn”, mỹ phẩm kém chất lượng sẽ bị phạt tiền lên đến 40  triệu đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm sau khi được cơ quan tiến hành kiểm tra xem xét, đáng giá hành vi vi phạm. Tuy nhiên, phải lưu ý rằng, đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phân phối kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng ra thi trường để kinh doanh sẽ bị phạt nặng hơn (phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng) so với tổ chức, cá nhân bán lẻ kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng (phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng). Đồng thời, mức phạt tiền đối với hành vi trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, còn đối với tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Có thể thấy, để tránh những hậu quả và tác hại của việc kinh doanh kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng, pháp luật đã xử phạt nặng hơn đối với tổ chức cá nhân  kinh doanh kem trộn, mỹ phẩm kém chất lượng, không an toàn gây ra ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Qua đó, mọi người cũng cần cảnh giác và tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của những mỹ phẩm khi mua về sử dụng để không gây hại đến sức khỏe bản thân.

Ty Na

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
3589 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;