Luật sư thuộc nghề đòi hỏi chuyên môn sâu, thực hiện công việc phức tạp

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 34/2020/QĐ-TTg ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2021. Theo đó, luật sư thuộc danh mục nghề nghiệp đòi hỏi chuyên môn sâu, tương ứng với trình độ đại học.

 Luật sư, Quyết định 34/2020/QĐ-TTg

Luật sư thuộc nghề đòi hỏi chuyên môn sâu, thực hiện công việc phức tạp (Ảnh minh họa)

1. Luật sư là nghề nghiệp đòi hỏi có chuyên môn sâu tương ứng với trình độ đại học

Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg quy định nghề luật sư thuộc cấp độ kỹ năng 4 – thể hiện nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn sâu, tương ứng với trình độ đại học.

Lưu ý: Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg quy định kỹ năng là khả năng thực hiện các nhiệm vụ của một việc làm nhất định. Cấp độ kỹ năng thể hiện độ khó, độ phức tạp trong việc thực hiện nhiệm vụ, có 5 cấp độ kỹ năng như sau:

- Cấp độ kỹ năng 1: Nhiệm vụ đơn giản, chỉ đòi hỏi sức khỏe, biêt tính toán;

- Cấp độ kỹ năng 2: Nhiệm vụ đòi hỏi biết về chuyên môn của công việc, có trình độ chuyên môn nhất định tương đương sơ cấp;

- Cấp độ kỹ năng 3: Nhiệm vụ phức tạp hơn, đòi hỏi chuyên môn cao hơn cấp độ kỹ năng 2, tương ứng với trình độ trung cấp hoặc cao đẳng;

- Cấp độ kỹ năng 4: Nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn sâu, tương ứng với trình độ đại học;

- Cấp độ kỹ năng 5: Nhiệm vụ phức tạp nhất, đòi hỏi có chuyên môn sâu, rộng, tương ứng với trình độ sau đại học.

Như vậy, nghề luật sư thuộc cấp độ kỹ năng 4 – thể hiện nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi có chuyên môn sâu, tương ứng với trình độ đại học.

2. Nhiệm vụ chính của nghề luật sư

Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg quy định nghề luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác. Nhiệm vụ chủ yếu của luật sư bao gồm:

  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sy;

  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật;

  • Thực hiện tư vấn pháp luật;

  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;

  • Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Nghề luật sư tham gia tố tụng, luật sư tư vấn, luật sư khác sẽ thuộc cấp độ kỹ năng 5 – nhiệm vụ phức tạp nhất, đòi hỏi có chuyên môn sâu, rộng, tương ứng với trình độ sau đại học.

3. Nhà chuyên môn về luật không phải là luật sư

Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 34/2020/QĐ-TTg quy định nhà chuyên môn về luật thuộc cấp độ kỹ năng 3 – nhiệm vụ phức tạp hơn, đòi hỏi chuyên môn cao hơn cấp độ kỹ năng 2, tương ứng với trình độ trung cấp hoặc cao đẳng.

Theo đó, nhà chuyên môn về luật sẽ tiến hành nghiên cứu và tư vấn về các vấn đề pháp lý, các vụ kiện hoặc tiến hành truy tố tại tòa án, chủ tọa các thủ tục tố tụng tư pháp tại tòa án và dự thảo luật và quy định. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà chuyên môn về luật bao gồm: cung cấp cho khách hàng tư vấn pháp lý, thực hiện kinh doanh hợp pháp cho khách hàng, thay mặt và tiến hành kiện tụng khi cần thiết hoặc chủ tọa các thủ tục tố tụng tư pháp và tuyên án tại các tòa án. Nhóm này bao gồm cả việc giám sát người lao động khác.

Như vậy, nhà chuyên môn về luật không phải là luật sư, cấp độ kỹ năng nghề nghiệp của nhà chuyên môn về luật thấp hơn luật sư 1 cấp độ và chỉ đòi hỏi trình độ trung cấp hoặc cao đẳng.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2266 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;