Nội dung cơ bản của Luật Tương trợ tư pháp

Luật Tương trợ tư pháp gồm 7 chương, 71 điều, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2008.

Chương I: Những quy định chung quy định về phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Áp dụng pháp luật; Nguyên tắc tương trợ tư pháp; Ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp; Ủy thác tư pháp và hình thức thực hiện tương trợ tư pháp; Hợp pháp hóa lãnh sự và việc công nhận giấy tờ, tài liệu ủy thác.

Chương II: Tương trợ tư pháp về dân sự quy định về: Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự; Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự; Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự; Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự; Thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự; Thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài; Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự.

Chương III: Tương trợ tư pháp về hình sự quy định về phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự; Hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự; Văn bản ủy thác tư pháp về hình sự; Yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự; Từ chối hoặc hoãn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài; Thủ tục ủy thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài; Thủ tục tiếp nhận và xử lý ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài; Tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định; Dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ; Cung cấp thông tin; Việc sử dụng thông tin, chứng cứ trong tương trợ tư pháp về hình sự; Yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, giao nộp hồ sơ, vật chứng của vụ án cho nước ngoài; Xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam tại Việt Nam; Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài về điều tra đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam; Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.

Chương IV: Dẫn độ quy định các vấn đề về: Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án; Trường hợp bị dẫn độ; Không truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn độ cho nước thứ ba; Từ chối dẫn độ cho nước ngoài; Hồ sơ yêu cầu dẫn độ; Văn bản yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo; Tiếp nhận yêu cầu dẫn độ; Xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người; Quyết định dẫn độ; Các biện pháp ngăn chặn để dẫn độ; Thi hành quyết định dẫn độ; Áp giải người bị dẫn độ; Hoãn thi hành quyết định dẫn độ và dẫn độ tạm thời; Dẫn độ lại; Chuyển đổi đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án; Quá cảnh; Chi phí về dẫn độ.

Chương V: Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù quy định về các vấn đề như: Căn cứ chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; Điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; Từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; Hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; Văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và tài liệu kèm theo; Tiếp nhận yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; Quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho người nước ngoài; Thẩm quyền quyết định tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam; Thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; Tiếp tục chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam; Áp giải người bị chuyển giao; Chi phí về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Chương VI: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động tương trợ tư pháp quy định về trách nhiệm của Chính phủ trong hoạt động tương trợ tư pháp; Trách nhiệm của Bộ Tư pháp; Trách nhiệm của TANDTC; Trách nhiệm của VKSNDTC; Trách nhiệm của Bộ Công an; Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao; Trách nhiệm của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; Trách nhiệm của TAND cấp tỉnh; Trách nhiệm của VKSND cấp tỉnh; Trách nhiệm của cơ quan điều tra.

* Một số vấn đề cụ thể trong Luật Tương trợ tư pháp

Nguyên tắc tương trợ tư pháp: Luật Tương trợ tư pháp được xây dựng trên 2 nguyên tắc: Thứ nhất, tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ hai, trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Nội dung quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp: Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp và Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối chung giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp và thực hiện ủy thác tư pháp về tương trợ tư pháp về dân sự đối với các nước đã có hiệp định và chưa có hiệp định về tương trợ tư pháp với Việt Nam. VKSNDTC là cơ quan đầu mối về thực hiện ủy thác về hình sự.

TANDTC có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định các vụ việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo thẩm quyền. Bộ Công an có thẩm quyền tiếp nhận, chuyển giao, xem xét, giải quyết các yêu cầu của nước ngoài về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, xem xét và chuyển hồ sơ cho VKSND, TAND thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền trong việc xem xét quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ tương trợ tư pháp với các nước hữu quan.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù

Luật quy định TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét, quyết định dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù hoặc từ chối dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1209 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;