03 khoản tiền người lao động bắt buộc phải đóng khi nhận lương hàng tháng

Hàng tháng, người lao động sẽ được nhận một khoản tiền để thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trước khi nhận lương người lao động bắt buộc phải đóng 03 khoản tiền sau đây.

khoản tiền người lao động bắt buộc phải đóng khi nhận lương

03 khoản tiền người lao động bắt buộc phải đóng khi nhận lương hàng tháng (Ảnh minh họa)

1. Tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN

Cụ thể, tại Điều 168 Bộ luật Lao động  2019 quy định người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, khi nhận tiền lương hàng tháng người lao động bắt  buộc phải đóng các khoản bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN sau đây:

  • Mức đóng bảo hiểm xã hội là 8% mức lương hàng tháng vào quỹ hưu trí, quỹ tử tuất;

  • Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1% mức lương hàng tháng vào quỹ BHTN;

  • Mức đóng BHYT là 1.5% mức lương hàng tháng vào quỹ BHYT;

(Theo theo Điều 5 và Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH và Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

2. Tiền đóng phí công đoàn trong trường hợp là đoàn viên

Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, trường hợp người lao động có tham gia công đoàn thì mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

3. Tiền nộp thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại Luật thuế Thu nhập cá nhân và Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, hàng tháng, người lao động nếu có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân tỳ thuộc vào các khoản được giảm trừ, miễn TNCN. Trong đó các khoản giảm trừ, miễn TNCN bao gồm:

  • Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế;

  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc;

  • Các khoản đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề;

  • Khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học;

Do đó, sau khi đã giảm trừ các khoản được giảm trừ, miễn thuế TNCN mà vẫn còn dương thì sẽ áp dụng phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế tại phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để tính số thuế TNCN người lao động phải nộp. Cụ thể:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

 

>>> Xem thêm: Từ nay, tính chính xác thuế TNCN chỉ cần 2 bước đơn giản.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
4468 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;