Bổ sung nhiều chính sách ưu đãi đối với DN sử dụng nhiều lao động nữ

Lao động nữ là một bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực chiếm khoảng 48,8% lực lượng lao động xã hội, chiếm tỉ lệ lớn trong các ngành nghề, doanh nghiệp đặc thù như: y tế, giáo dục, dệt may, da giày, nuôi trồng và chế biến thủy sản do vậy cần có nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vưc sử dụng nhiều lao động nữ.

 

Bởi đặc điểm tâm, sinh lý riêng và thiên chức riêng của của người phụ nữ trong xã hội, pháp luật lao động đã có những quy định riêng đối với nhóm người lao động đặc thù nhằm bảo vệ lợi ích cho lao động nữ một cách tốt nhất. Dự thảo báo cáo tổng kết đánh giá 03 năm thi hành Bộ luật Lao động 2012 đã phân tích, đánh giá những mặt được, những mặt hạn chế sau 03 năm thực hiện BLLĐ liên quan đến quy định riêng đối với lao động nữ.

 

Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành lao động nữ đã được bổ sung nhiều quyền như:

  • Được nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội trước và sau khi sinh con là 06 tháng và cho phép lao động nữ có thể nghỉ trước sinh với thời gian không quá 2 tháng; 
  • Có quyền đi làm việc sớm mà điều này không có hại cho sức khỏe của họ; 
  • Lao động nữ sau khi sinh trong trường hợp không có việc làm cũ, thì họ vẫn được người sử dụng lao động bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản
  • Một số trường hợp lao động nữ được hưởng trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm hoặc thực hiện các biện pháp khác như nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý...

Về việc thực hiện theo quy định của pháp luật lao động thì đa số các doanh nghiệp đã thực hiện bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương; bảo đảm các quy định của pháp luạt về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ, nghỉ thai sản, bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau thời gian nghỉ thai sản; không sử dụng lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Tuy nhiên, trải qua quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn còn một số điểm hạn chế như sau:

  • Một số doanh nghiêp hạn chế sử dụng lao động nữ vì chi phí doanh nghiệp tăng cao do phải thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ.
  • Buồng tắm, buồng vệ sinh cho lao động nữ chưa theo đúng quy định pháp luật, gây bất cập cho lao động nữ.
  • Một bộ phận lao động nữ khi bị xâm phạm quyền cũng không biết tự đứng lên để bảo vệ quyền lợi của mình một cách đúng đắn;
  • Điều 160 Bộ luật Lao động về “Công việc không được sử dụng lao động nữ” cùng với Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH ban hành “Danh mục công việc không sử dụng lao động nữ” còn chưa sát thực tế, vì trong một số môi trường làm việc đặc thù, nam giới cũng bị ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ. Mặt khác, nhiều phụ nữ làm các công việc trong danh mục ban hành tại Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH trong thời gian qua khó tìm được công việc thay thế, nhiều người vẫn tiếp tục làm các công việc này, dẫn đến quyền lợi không được đảm bảo, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và có thể gây ra tình trạng thất nghiệp cao.
  • Chưa có hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ quy định tại Khoản 4, Điều 154 Bộ luật Lao động.

 

 

Qua đánh giá những điểm được và hạn chế, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã có những kiến nghị, đề xuất nhằm khắc phục nhũng điểm hạn chế như sau:

  • Điều chỉnh quy định phù hợp đối với người lao động cả nam và nữ làm việc trong một số môi trường làm việc đặc thù bị ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ. 
  • Quy định thêm nhiều chính sách ưu tiên hơn nữa đối với tuyển dụng lao động nữ trong doanh nghiệp cũng như nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
  • Bổ sung hướng dẫn về mức hỗ trợ chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.
  • Do quy định “mang thai từ tháng thứ 7” nên dẫn đến các doanh nghiệp áp dụng từ tuần 25, 26 hoặc 27. Do đó cần điều chỉnh quy định “mang thai từ tháng thứ 7” sang tuần thai kỳ để thực hiện thống nhất.

Xem chi tiết tại Dự thảo.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1223 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;