Nghị định 135/2020/NĐ-CP: Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021

Mới đây, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu. Theo đó, Nghị định này đã quy định chuyển tiếp Bộ Luật lao động 2019 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 .

nghỉ hưu trước tuổi

Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021 (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 7 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định từ ngày 01/01/2021, các quy định của chế độ hưu trí gắn với điều kiện về tuổi hưởng lương hưu theo Điều 54, Điều 55, khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được thực hiện theo tuổi nghỉ hưu và điều kiện tuổi hưởng lương hưu tại Điều 169, khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động 2019 và quy định tại Nghị định này, cụ thể như sau:

  • Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ kể từ ngày 01/01/2021. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi năm 2028 và tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi 60 tuổi vào năm 2035.

  • Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.

Lưu ý: Đối với lao động nam sinh tháng 12 năm 1960 và lao động nữ sinh tháng 12 năm 1965 làm việc trong điều kiện lao động bình thường thì thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày 31/12/2020, thời điểm hưởng lương hưu là bắt đầu ngày 01/01/2021.

Theo đó, mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được xác định như sau:

Thứ nhất: Đối với người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn; Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương:

  • Người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì lấy mốc tuổi là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ kể từ ngày 01/01/2021. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi năm 2028 và tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi 60 tuổi vào năm 2035.

  • Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021 thì lấy mốc tuổi nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.

  • Người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi giảm 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.

Thứ hai: Đối với người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí:

  • Người lao động trong điều kiện lao động bình thường thì lấy mốc tuổi là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ kể từ ngày 01/01/2021. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi năm 2028 và tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi 60 tuổi vào năm 2035.

  • Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021 thì lấy mốc tuổi nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường.

Ty Na

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2392 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;