Phân biệt lương tối thiểu vùng và lương cơ sở

Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là 02 loại lương cơ bản được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật. Lương tối thiểu vùng và lương cơ sở là hai khái niệm khác nhau về bản chất, đối tượng áp dụng và mức lương cụ thể. Tuy nhiên, không ít người có sự nhầm lẫn về hai loại lương trên.

 

Sau đây là bảng so sánh lương tối thiểu vùng và lương cơ sở:

 

STT

Tiêu chí

Lương tối thiểu vùng

Lương cơ sở

1

Định nghĩa

Mức lương tối thiểu vùng quy định là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

- Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

 

Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác; tính các mức hoạt động phí, sinh hoạt phí; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này.

2

Bản chất

- Là cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

 

- Làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang

- Mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp.

 

3

Đối tượng áp dụng

- Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

 

- Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP

- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

 

4

Nguyên tắc áp dụng

Áp dụng theo địa bàn. Cụ thể:

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

- Doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

- Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

 

Tính lương dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang

5

Chu kỳ thay đổi

Thường 1 năm mức lương tối thiểu vùng thay đổi một lần. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này.

 

Không có chu kỳ thay đổi nhất định.

 

6

Mức lương áp dụng hiện nay

- Vùng I: Mức 3.500.000 đồng/tháng.

- Vùng II: Mức 3.100.000 đồng/tháng

- Vùng III: Mức 2.700.000 đồng/tháng.

- Vùng IV: Mức 2.400.000 đồng/tháng

 

1.210 đồng/tháng

7

Cơ sở pháp lý

Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động

Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

 

Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động năm 2017. Theo đó, mức tăng trung bình là 7.3% so với năm 2016. Cụ thể:

  • Vùng I:  3.750.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng/tháng so với năm 2016);
  • Vùng II: 3.320.000 đồng/tháng (tăng 220.000 đồng/tháng so với năm 2016);
  • Vùng III: 2.900.000 đồng/tháng (tăng 200.000 đồng/tháng so với năm 2016);
  • Vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng so với năm 2016).

Nếu dự thảo Nghị định được thông qua thì năm 2017 sẽ áp dung mức lương tối thiểu vùng trên.

Đối với lương cơ sở thì tính đến thời điểm hiện tại chưa có văn bản chính thức nào quy định tăng lương cơ sở từ năm 2017. Tuy nhiên, lương cơ sở 2017 có khả năng sẽ tăng bởi theo Kết luận 63-KL/TW ngày 27/5/2013 về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020 có quy định: “Hằng năm, dành một tỉ lệ nhất định tăng thu ngân sách trung ương (tăng thu dự toán năm sau so với năm trước và tăng thu thực hiện so với dự toán) để thực hiện cải cách tiền lương trước khi phân bổ các nhiệm vụ khác”.

Đồng thời, theo Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 của Bộ Tài chính có đề cập: “Năm 2017, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để Điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm so với mức 1.210.000 đồng/tháng (nếu có) theo quy định”.

Theo dõi biểu đồ lương cơ sở và biểu đồ lương tối thiểu vùng qua các năm để thấy được sự thay đổi của hai loại lương trên qua các thời kỳ.

 

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
5868 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;