Khi ký HĐLĐ với người lao động cao tuổi, DN cần phải biết những điều này

Hiện nay, tại các doanh nghiệp, số lượng người lao động cao tuổi đang làm việc là rất lớn, vậy khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi thì người sử dụng lao động cần phải lưu ý những gì? Pháp luật có cho phép người lao động cao tuổi làm việc hay không?

Ảnh minh họa

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Như vậy, có thể thấy, người lao động đã được nghỉ hưu thì sau khi nghỉ hưu vẫn được tiếp tục làm việc và ký HĐLĐ với doanh nghiệp.

Theo đó, tại Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn cho Bộ luật này đã quy định rất rõ những việc cần làm khi ký hợp đồng lao động với NLĐ cao tuổi, cụ thể các quy định này được liệt kê tại bảng sau:

Căn cứ pháp lý

Quy định cần biết

Bộ luật Lao động 2012

- Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới;

- Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian;

- Người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần;

- Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động;

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc;

- Ngoài việc trả lương theo công việc, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động cao tuổi một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định;

- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động

- Khi người sử dụng lao động không có nhu cầu hoặc người lao động cao tuổi không có đủ sức khỏe thì hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Việc sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;

- Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc;

- Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động;

- Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm;

- Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc.

Lê Hải 

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1945 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;