Người lao động nghỉ việc, có bắt buộc phải thông báo bằng văn bản?

Pháp luật quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước. Vậy khi người lao động nghỉ việc có bắt buộc phải thông báo bằng văn bản hay không?

Người lao động

Người lao động nghỉ việc, có bắt buộc phải thông báo bằng văn bản? (Ảnh minh họa)

Về vấn đề này, Ban biên tập THƯ KÝ LUẬT xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 37 Bộ Luật lao động 2012, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước:

- Ít nhất 3 ngày làm việc khi người lao động:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

  • Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

  • Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị theo thời gian quy định mà chưa được hồi phục;

  • Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động; Hoặc được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

- Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn;

- Ít nhất 45 ngày nếu là hợp đồng lao động không xác định thời hạn trừ trường hợp:

  • Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

  • Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, pháp luật không quy định cụ thể về hình thức thông báo khi nghỉ việc của người lao động. Do đó, khi người lao động nghỉ việc thì không bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho NSDLĐ, người lao động có thể thông báo qua bất kỳ hình thức nào như: qua lời nói, qua email, qua văn bản,…

Tuy nhiên, trên thực tế, khi thông báo nghỉ việc người lao động phải xác nhận được NSDLĐ đã nhận được thông báo hay chưa. Đối với việc thông báo qua lời nói người lao động cần phải có người làm chứng hoặc phải ghi âm, ghi hình để xác nhận người lao động đã thông báo cho NSDLĐ và phải chứng minh tính hợp pháp của đoạn ghi âm, ghi hình và tìm kiếm người làm chứng. Vì vậy, việc thông báo nghỉ việc bằng văn bản là hình thức tốt nhất để đảm bảo bằng chứng rõ ràng và có thể yêu cầu công ty xác nhận cho người lao động.

Ty Na

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2931 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;