Những hành vi vi phạm công chức, viên chức bị kỷ luật bất cứ lúc nào

Dự thảo Nghị định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp, dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Ảnh minh họa

Theo đó, Dự thảo Nghị định này cụ thể hóa các quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.

Cụ thể, Dự thảo này quy định, đối với các hành vi vi phạm sau đây sẽ không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức:

- Cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

- Có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Như vậy, trong 04 trường hợp vi phạm này, cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật bất cứ lúc nào mà không cần quan tâm đến thời hiệu xử lý kỷ luật. (Đây là nội dung mới được bổ sung tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và Dự thảo Nghị định này, vì hiện nay Luật Cán bộ, công chức 2008, Luật Viên chức 2010, Nghị định 27/2012/NĐ-CPNghị định 34/2011/NĐ-CP đều không quy định về vấn đề này)

Ngoài 4 trường hợp nêu trên thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định như sau:

- 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng mà có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

- 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp nêu trên.

Trong đó, thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.

Hiện nay, theo Nghị định 27/2012/NĐ-CPNghị định 34/2011/NĐ-CP, thời hiệu xử lý kỷ luật công chức, viên chức là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức, viên chức  có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Có thể thấy, thay vì chỉ 2 năm như hiện nay, Dự thảo Nghị định này đã kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức vi phạm lên đến 5 năm.

Ngoài ra, Dự thảo này cũng quy định, trong những trường hợp sau đây cán bộ, công chức, viên chức được miễn trách nhiệm kỷ luật:

- Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm các hành vi bị xử lý kỷ luật;

- Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định;

- Được cấp có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.

Xem thêm các nội dung liên quan TẠI ĐÂY.

Nguyễn Trinh 

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2334 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;