Sắp tới người sử dụng lao động không được ký hợp đồng lao động để trừ nợ

Tại Dự thảo Bộ luật lao động sắp tới được thông qua có nhiều sự thay đổi so với Bộ luật Lao động 2012 nhằm mục đích nâng cao việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, mặt khác cũng đảm bảo sự thay đổi phù hợp với tình hình xã hội hiện tại.

Tại Dự thảo Bộ luật lao động sắp tới được thông qua có nhiều sự thay đổi so với Bộ luật Lao động 2012 nhằm mục đích nâng cao việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, mặt khác cũng đảm bảo sự thay đổi phù hợp với tình hình xã hội hiện tại.

Trong đó, quy định thêm hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng là một trong những nội dung nổi bật.

Sắp tới người sử dụng lao động không được ký hợp đồng lao động để trừ nợ

Hình minh họa (Nguồn internet)

Cụ thể, hiện nay những hành vi NSDLĐ không được làm được quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2012:

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Tuy nhiên, trong Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi đã bổ sung thêm một hành vi khác được quy định cụ thể tại Điều 17 như sau:

"Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo dảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả khoản nợ mà người lao động đã vay của người sử dụng lao động."

So với quy định hiện hành ngoài việc giữ lại hai hành vi đã được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 thì Dự thảo còn bổ sung thêm một hành vi là: “Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả khoản nợ mà người lao động đã vay của người sử dụng lao động”. Nghĩa là, nếu Dự thảo này được thông qua, người sử dụng lao động sẽ không được yêu cầu người lao động ký kết hợp đồng lao động với mình để trả số tiền người lao động đang vay hay nói cách khác là để bù nợ.

"Thực tế hiện nay, nhiều người khi vay mượn không có khả năng trả đã được chủ nợ yêu cầu, đề nghị thực hiện một hợp đồng lao động và thù lao sẽ được trừ vào số tiền còn thiếu. Việc ký kết hợp đồng lao động để trả nợ, đã tạo ra địa vị không công bằng cho người lao động trong quá trình thỏa thuận giao kết hợp đồng, mặt khác trong quá trình thực hiện hợp đồng quyền lợi của người lao động rất dễ bị xâm phạm. Sự ra đời của quy định này đã phần nào khắc phục được việc người sử dụng lao động lợi dụng việc đòi nợ để “bóc lột” sức lao động của người lao động". - Quan điểm của Luật gia Bùi Tường Vũ, Chủ tịch HĐTV THƯ KÝ LUẬT

Lan Anh

1567 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;