Tác nhân và nguồn lây bệnh sán dây hiện nay

Quyết định 1202/QĐ-BYT quy định về đối tượng mắc sán dây và nguyên nhân, nguồn lây bệnh.

Định nghĩa về bệnh sán dây

Theo mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 đã đưa ra định nghĩa về bệnh sán dây như sau:

- Bệnh sán dây (taeniasis) là một bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người do tập quán ăn thịt lợn, thịt bò chưa nấu chín bị nhiễm ấu trùng sán. Bệnh sán dây phân bố ở nhiều nước có điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện vệ sinh môi trường thấp kém thuộc khu vực Châu Phi, Mỹ Latin, Đông Nam Á... trong đó có Việt Nam.

Theo đó, sán dây là bệnh do ký sinh trừng lây từ động vân sang con người do ăn thịt lợn, thịt bò chưa nấu chín (cách gọi dân gian là ăn tái) có ấu trùng sán.

Tác nhân và nguồn bệnh dẫn đến sán dây

Theo tiểu mục 1.1 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã nêu ra tác nhân dẫn đến bệnh sán dây như sau:

“1.Đai cương

1.1. Tác nhân

Bệnh sán dây là do các loài sán dây trưởng thành gồm sán dây lợn (Taenia solium), sán dây bò (Taenia saginatg), và sán dây Châu Á (Taenia asiatica) ký sinh trong ruột gây nên.”

Theo đó, tác nhân gây ra bệnh sán dây là các loài sản dây trưởng thành như sán dây lợn, sán dây bò và sán dây Châu Á.

Tác nhân và nguồn lây bệnh sán dây hiện nay

Cũng theo tiểu mục 1.2 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã chỉ ra nguồn lây nhiễm bệnh sán dây:

“1. Đại cương

1.2. Nguồn bệnh

Trâu, bò, lợn mang ấu trùng sán dây”

Theo đó, nguồn lây lan bệnh sán dây hiện nay là do trâu, bò, lợn mang ấy trùng sán dây. Chúng ta khi chế biến những loại thịt mang ấu trùng sán dây mà nấu không chín thì rất dễ nhiễm bệnh.

Đối tượng lây lan bệnh sán dây

Theo tiểu mục 1.3 mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1202/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã đưa ra những đối tượng nhiễm bệnh sán dây như sau:

“1. Đại cương

1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch

Người ở tất cả các lứa tuổi và cả hai giới đều có khả năng mắc bệnh sán dây. Kháng thể đặc hiệu có thể xuất hiện 3-4 tuần sau khi nhiễm và tồn tại trong thời gian ngắn.”

Theo đó, tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính đều là đối tượng có khả năng mắc bệnh sán dây.

Khi nhiễm bệnh thì cơ thể con người sẽ có kháng thể đặc hiệu xuất hiện sau 3 đến 4 tuần nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan vì kháng thể này chỉ xuất hiện và tồn tại trong một thời gian ngắn, nó sẽ biến mất ngay sau đó. Do đó, mọi người không nên chủ quan trong việc phòng, chống và điều trị bệnh sán dây.

Nhựt Hào

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
399 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;