Về nguyên tắc, việc xây dựng thang lương, bảng lương thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Cụ thể:
Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là 02 loại lương cơ bản được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật. Lương tối thiểu vùng và lương cơ sở là hai khái niệm khác nhau về bản chất, đối tượng áp dụng và mức lương cụ thể. Tuy nhiên, không ít người có sự nhầm lẫn về hai loại lương trên.
Tăng lương tối thiểu vùng 2017 là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận vì nó tác động nhiều đến đời sống của người lao động cũng như hoạt động của doanh nghiệp.
Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án tăng lương năm 2017 với mức đề xuất tăng chỉ 7,3% so với năm 2016. Sau đó, Bộ Lao động thương binh và xã hội đã trình dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng 2017.
Theo dự kiến lương tối thiểu vùng của công nhân sẽ được tăng thêm 180.000-250.000 đồng/tháng. Đây là nội dung dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương năm 2017 vào ngày 02/8 để trình Chính phủ với mức đề xuất tăng chỉ 7,3% so với năm 2016, tức 213.000 đồng (tăng từ 180.000 đồng – 250.000 đồng/tháng tùy theo vùng).